Bộ Tài chính tổ chức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Cập nhật: 16:02 | 12/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hôm nay (12/11), Bộ Tài chính tổ chức bàn giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

bo tai chinh to chuc ban giao scic ve uy ban quan ly von nha nuoc Hội thảo "Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Chứng khoán" (sửa đổi)
bo tai chinh to chuc ban giao scic ve uy ban quan ly von nha nuoc Bộ Tài chính: Bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực thuế xuất, nhập khẩu
bo tai chinh to chuc ban giao scic ve uy ban quan ly von nha nuoc Bộ Tài chính: Vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 56,41% trong năm 2018

Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...

bo tai chinh to chuc ban giao scic ve uy ban quan ly von nha nuoc
Bộ Tài chính tổ chức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Phát biểu tại Lễ bàn giao, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo phân công của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC. Có thể nói, việc hình thành SCIC theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với chức năng chủ yếu là: Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đầu tư, kinh doanh, quản lý vốn nhà nước theo cơ chế thị trường và theo nhiệm vụ Nhà nước giao; cung cấp các dịch vụ tài chính.… cũng đã góp phần đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước từ cơ chế hành chính sang phương thức đầu tư, kinh doanh vốn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính cũng đã chỉ ra một số khó khăn trong hoạt động của SCIC trong thời gian qua như: Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, quy mô hạn chế; vai trò đại diện chủ sở hữu gặp nhiều khó khăn do đa số doanh nghiệp khi tiếp nhận còn tỷ lệ vốn nhà nước không đủ chi phối hay phủ quyết; một số doanh nghiệp tiếp nhận hoạt động không hiệu quả; nhiều tồn tại về tài chính từ giai đoạn trước phải xử lý; các doanh nghiệp tiếp nhận hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nên việc tham gia quản trị, điều hành tại doanh nghiệp cũng có khó khăn nhất định; công tác thoái vốn, cổ phần hóa còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nhà đầu tư và tình hình thị trường tài chính, chứng khoán…

Hiện nay, SCIC là cơ quan đại diện vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như Vinaconex, Vinamilk, Nhựa Tiền Phong...

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30/6 là hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II đạt hơn 41.700 tỷ đồng.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty với số vốn Nhà nước hơn 555.000 tỷ đồng về Siêu ủy ban gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập từ tháng 2, ông Nguyễn Hoàng Anh - cựu Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng giữ chức Chủ tịch. Cuối tháng 9, siêu Uỷ ban đã chính thức hoạt động, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về từ các bộ, ngành.

Sau khi bàn giao SCIC về Siêu ủy ban, Tổng công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện chiến lược, củng cố mô hình là nhà đầu tư của Chính phủ, đầu mối đại diện quyền và sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Nguyễn Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm