5 câu hỏi thường gặp trong đấu thầu

Cập nhật: 15:02 | 05/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mong muốn tìm được nhà thầu uy tín có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính,… để thực hiện dự án với chất lượng và giá cả hợp lý nhất là nguyện vọng của bên mời thầu. Tuy nhiên, nếu gặp những câu hỏi như dưới đây, cả bên mời thầu và bên tham dự thầu hãy nên thực hiện theo quy định nhằm đảm bảo pháp luật trong công tác đấu thầu.  

5 cau hoi thuong gap trong dau thau Mặt hạn chế trong công tác tư vấn đấu thầu
5 cau hoi thuong gap trong dau thau Chào hàng cạnh tranh rút gọn trong đấu thầu sẽ đạt được hiệu quả bằng cách?
5 cau hoi thuong gap trong dau thau Nhiều khuất tất trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

1. Chi nhánh công ty có được tham dự thầu không?

Theo quy định tại Khoản 3,4 - Điều 92 - Bộ Luật Dân sự năm 2005, thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền; chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

Vì vậy, chi nhánh không thể tham dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập; trong trường hợp nếu người đại diện pháp luật của Công ty ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh (cả về chữ ký và con dấu) thì người được ủy quyền có thể dùng chữ ký và con dấu của Chi nhánh để tham dự thầu; trong trường hợp này thì Công ty vẫn là đơn vị đứng với tư cách pháp nhân tham dự thầu chứ không phải là chi nhánh.

5 cau hoi thuong gap trong dau thau
Thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo pháp luật trong công tác đấu thầu

2. Sai sót khi ghi tên gói thầu, tên nhà thầu trong thỏa thuận liên danh?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, việc đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu (HSMT), căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, HSDT hợp lệ phải có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của HSMT; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu (BMT).

Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh.

Ngoài ra, việc xác định các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung (gọi chung là sai sót) cơ bản được hướng dẫn tại Chương I các Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với tình huống vừa nêu, việc đánh giá HSDT, trong đó bao gồm kiểm tra tính hợp lệ của đơn dự thầu, phải căn cứ các quy định nêu trên.

Đối với đơn dự thầu đã đầy đủ các nội dung nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nhưng ghi thiếu 1 chữ “các” trong tên gói thầu, nếu HSDT của nhà thầu vẫn chào đủ số lượng thiết bị trạm biến áp 110 kV theo yêu cầu của HSMT thì đơn dự thầu vẫn được coi là hợp lệ. Đối với nhà thầu X, trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh nhà thầu ghi tên là Liên danh Công ty X - Công ty Y thì HSDT ghi tên nhà thầu là Liên danh Công ty Y - Công ty X vẫn thể hiện được bản chất liên danh của hai nhà thầu thành viên.

Do vậy, HSDT của liên danh này vẫn được tiếp tục đánh giá theo các yêu cầu của HSMT. Nhìn chung, trong quá trình lập HSDT, một số nhà thầu sẽ có những sai sót không mong muốn, tương tự như các trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, việc xem xét, đánh giá từng sai sót phải được thực hiện cẩn trọng, không vội lấy đó làm căn cứ để loại nhà thầu. Suy cho cùng, việc tham dự của mỗi nhà thầu đều góp phần làm tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của gói thầu.

3. Nhà thầu phụ có được ký hợp đồng và xuất hóa đơn cho Chủ đầu tư?

Theo khoản 35, 36 Điều 4 của Luật đấu thầu thì: - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

- Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Theo Mục 31 – Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu (CDNT) – Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT, ngày 16 tháng 6 năm 2015, Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá có quy định:

- Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 17(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

- Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT.

- Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.

Do vậy, theo quy định của Bộ Tài chính thì người bán phải lập hóa đơn cho người mua, trong trường hợp nhà thầu phụ ở trên thì nhà thầu phụ là bên bán ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với nhà thầu chính, nhà thầu phụ phải thực hiện việc xuất hóa đơn cho nhà thầu chính và tuân thủ theo các quy định về nhà thầu phụ đã nêu ở trên.

4. Thanh toán hợp đồng trọn gói khi giá trị nghiệm thu vượt giá hợp đồng ký kết

Theo quy định tại Điều 62 – Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 “Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng”; nghĩa là, khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc theo đúng hợp đồng được ký kết thì sẽ được thanh toán theo đúng giá đã được ký, không tăng không giảm, “lời ăn lỗ chịu”. Để đảm bảo sự công bằng cho nhà thầu cũng như cho Chủ đầu tư, tại Điều 62 – Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có quy định rõ:

- Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Trường hợp của nhà thầu phải tuân thủ các quy định trên, việc giá trị nghiệm thu vượt giá giá trị hợp đồng là do trong quá trình dự thầu nhà thầu không dự kiến hết các rủi rõ sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện hoặc không rà soát kỹ khối lượng công việc theo thiết kế.

5. Khi có một thành viên trong nhà thầu liên danh không hoàn thành hợp đồng?

Theo quy định tại Khoản 35 – Điều 4 của Luật đấu thầu “Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh”.

- Tại Khoản 3 – Điều 5 của Luật đấu thầu quy định “trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh”. Với câu hỏi trên thì có 02 vấn đề cần xử lý:

- Văn bản tháng 12/2017 của Ban quản lý dự án A chỉ thông báo Công ty Y không hoàn thành hợp đồng (trong văn bản trả lời Công ty Cổ phần TM&ĐT 271 có khẳng định lại) (mặc dù công ty X vẫn hoàn thành) chứ không phải là nhà thầu Liên danh XY không hoàn thành hợp đồng là không tuân thủ các quy định hiện hành; khi tham gia dự thầu thì tất cả các thành viên liên danh đều là nhà thầu chính, là 1 bên để ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư; trong thỏa thuận liên danh có quy định rõ trách nhiệm chung của nhà thầu đối với chủ đầu tư cũng như trách nhiệm riêng của từng thành viên khi tham gia vào liên danh; do đó, khi Công ty Y bị tuyên bố là không hoàn thành hợp đồng nghĩa là nhà thầu Liên danh XY đã không hoàn thành hợp đồng theo quy định, các thành viên liên danh đều bị coi là vi phạm tiêu chí này khi tham gia các gói thầu tiếp theo (đây là kinh nghiệm lớn cho các nhà thầu khi lựa chọn thành viên liên danh khi tham dự thầu).

- Việc Bên mời thầu thông báo Công ty X là nhà thầu trúng thầu đối với gói thầu đang tham gia là vi phạm quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, không tuân thủ tiêu chí “Lịch sử không hoàn thành hợp đồng” đưa ra của Hồ sơ mời thầu.

Hoài Dương