Cảnh báo nguy cơ mất cắp tài chính ngày càng tinh vi

Cập nhật: 10:39 | 25/12/2018 Theo dõi KTCK trên

Nhiều vụ mất cắp tài chính, ngân hàng đã xảy ra tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương- một đơn vị liên quan đến công nghệ tài chính, gian lận tài chính đang liên tục biến đổi và ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để giảm thiểu gian lận.

canh bao nguy co mat cap tai chinh ngay cang tinh vi Những chiêu lừa khách hàng mua sắm dịp giáng sinh
canh bao nguy co mat cap tai chinh ngay cang tinh vi Với hình thức “trả góp lãi xuất 0%” khách hàng được lợi gì?
canh bao nguy co mat cap tai chinh ngay cang tinh vi Cảnh báo chiêu lừa khách hàng qua mạng xã hội Facebook
canh bao nguy co mat cap tai chinh ngay cang tinh vi 4 điều bạn cần biết về cho vay trả góp

5 cách chống gian lận tài chính

Người tiêu dùng Việt Nam rất lo ngại khi nhiều vụ mất cắp tài chính, ngân hàng xảy ra gần đây. Dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông có những cảnh báo gì về lỗ hổng an ninh tài chính và ngân hàng trong nước?

Gian lận tài chính liên tục biến đổi, trong khi sự chuyển đổi và tăng trưởng kỹ thuật số của Việt Nam đã và đang diễn ra rất nhanh. Thực tế, từ năm 2011 đến 2014 khách hàng sử dụng kỹ thuật số tăng lên mức 6,3%. Hiện nay, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng ngân hàng số lớn thứ hai ở Đông Nam Á.

Với sự tăng trưởng lớn như vậy, các tổ chức tài chính và khách hàng cần cảnh giác với các hành vi gian lận tiềm ẩn và những vụ gian lận đang tiến triển. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm thiểu gian lận bằng một số giải pháp.

Đầu tiên, các tổ chức tài chính cần phải đánh giá rủi ro bảo mật của họ và đưa ra các quy trình cũng như các thủ tục bảo mật nghiêm ngặt.

Thứ hai, những giao dịch quan trọng cần được theo dõi trong thời gian thực và cảnh báo về các giao dịch đáng ngờ cần phải được gửi trong thời gian thực.

Thứ ba, các tổ chức tài chính cần triển khai các nền tảng phát hiện lừa đảo tinh vi với những mô hình phân tích ưu việt.

Thứ tư, các tổ chức tài chính cần tận dụng dữ liệu và đưa dữ liệu đó vào các công cụ phân tích để mô tả hành vi giao dịch gian lận và đáng ngờ.

Cuối cùng, người tiêu dùng cũng cần được giáo dục khi nói đến gian lận, đặc biệt là các vụ lừa đảo có chủ đích, và ở đó sự cảnh giác của khách hàng là điều bắt buộc.

Khách hàng phải cẩn thận để không cung cấp thông tin cá nhân của họ khi bị nhắm là mục tiêu cho các hành vi cố ý lừa đảo.

Theo một nghiên cứu gần đây ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng cuối bảng về an ninh mạng. Ông đánh giá thế nào về vấn đề bảo mật của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay?

Các tổ chức tài chính đang triển khai những công nghệ kỹ thuật số mới để đáp ứng kỳ vọng này và giúp giữ chân khách hàng. Với bất kỳ công nghệ mới nào, các tổ chức tài chính cần đánh giá tác động của nó đối với bảo mật và thực hiện các chiến lược để không chỉ giảm thiểu nguy cơ lừa đảo mà còn có thể mang đến trải nghiệm khách hàng thông minh, liền mạch.

Việc các chính sách bảo mật nghiêm ngặt được áp dụng nhằm giảm rủi ro tội phạm mạng sẽ không chỉ bảo vệ tính toàn vẹn của chính hệ thống tài chính mà còn đảm bảo người tiêu dùng tin tưởng vào các tổ chức tài chính và dịch vụ của họ.

canh bao nguy co mat cap tai chinh ngay cang tinh vi
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á - Thái Bình Dương

Có thể phát hiện được gian lận nhờ công nghệ

Được biết nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để nâng cao bảo mật ngân hàng. Tuy nhiên, vì sao nhiều vụ mất cắp nghiêm trọng vẫn xảy ra trong thời gian qua?

Tôi cho rằng, phải có sự cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và bảo mật. Trước kia, đây là sự đánh đổi, nếu bảo mật cao hơn sẽ dẫn đến trải nghiệm người dùng phức tạp (nghĩa là nhập nhiều mật khẩu hoặc trả lời nhiều câu hỏi).

Những tiến bộ trong công nghệ giúp trải nghiệm và bảo mật tốt hơn, giúp loại bỏ những phiền toái trước kia. Các giải pháp có thể cho biết người dùng đang thực hiện giao dịch thông thường hay giao dịch ảo. Sinh trắc học là một ví dụ khác, người dùng được xác thực bằng dấu vân tay hoặc qua nhận dạng khuôn mặt. Đó thật sự là một trải nghiệm liền mạch.

Trong thời gian này, nhiều ngân hàng nghĩ rằng điều quan trọng là đầu tư để nâng cấp bảo mật của họ. Ông có nghĩ rằng, đó là một khoản đầu tư khổng lồ cho công nghệ?

Quay trở lại quan điểm trước đây của tôi, bạn cần thuê ngoài triển khai giải pháp để các nhà cung cấp công nghệ có kinh nghiệm có thể thúc đẩy đầu tư vào những giải pháp cụ thể thông qua lợi thế kinh tế quy mô của mình. Do đó, bạn sẽ có được những giải pháp có giá trị cao nhất với mức giá tốt nhất có thể.

Ngành ngân hàng đang ngày càng kỹ thuật số. Có nhiều lợi thế đi kèm với kỹ thuật số, bao gồm cơ hội tăng trưởng doanh thu và tiết kiệm chi phí, nhưng điểm nổi bật là đầu tư vào hệ thống gian lận và bảo mật là hoàn toàn cần thiết và cần phải được thực hiện.

Vậy Fiserv cung cấp giải pháp gì cho thị trường Việt Nam?

Tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp một nền tảng ngân hàng cốt lõi, ngân hàng số, quản lý tiền mặt và quản lý rủi ro và các giải pháp chống rửa tiền.

Đâu là những thế mạnh của Fiserv so với các đối thủ tại thị trường Việt Nam?

Tôi tin rằng các giải pháp chống gian lận và rủi ro của chúng tôi có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.

Không chỉ các giải pháp công nghệ, chúng tôi là cố vấn đáng tin cậy trong các yêu cầu bảo mật yêu cầu bảo mật. Ví dụ, sinh trắc học để xác thực được nhúng trong ngân hàng kỹ thuật số của chúng tôi.

Fiserv là một công ty công nghệ tài chính, cung cấp công nghệ tài chính cho các công ty dịch vụ tài chính - chủ yếu là cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hiện có gần 700 sản phẩm phần mềm do Fiserv cung cấp cho các tổ chức tài chính, với 16.000 khách hàng là những ngân hàng trên toàn thế giới. Hiện, Fiserv có khách hàng tại 16 quốc gia trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm một số ngân hàng lớn nhất ở Úc, Thái Lan, Sri Lanka, Philippines và Indonesia – như WestPac, ANZ, Bangkok Bank (BBL), Bank of Ceylon (BOC), BDO, và Ngân hàng Panin. Tại Việt Nam, Fiserv đã hợp tác với VietcomBank và Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB) và đang tiếp tục mở rộng hoạt động.

P.V

Theo dantri.com.vn

Tin liên quan