Xăng tăng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp, đời sống của người dân?

Cập nhật: 14:52 | 12/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng trong nước điều chỉnh tăng sát mốc 30.000 đồng/lít vào chiều qua (11/5) đã kéo theo các mặt hàng khác cũng tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và doanh nghiệp vận tải.

Giá xăng dầu hôm nay 12/5/2022: Xăng trong nước tăng cao nhất trong lịch sử

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất nâng mức dự trữ xăng dầu

Giá xăng tăng kỷ lục: Áp sát 30.000 đồng/lít

Tăng nhưng có sự điều chỉnh
Theo dữ liệu từ Bộ Công thương, giá xăng E5 là 28.950 đồng/lít, tăng 1.490 đồng/lít so với kỳ điều hành lần trước. Giá xăng RON95 là 29.980 đồng/lít, tăng 1.550 đồng/lít. Đây là mức giá cao nhất của xăng RON95 từ trước đến nay.

Dầu cũng tăng, giảm đan xen. Dầu diesel tăng 1.210 đồng/lít, từ 25.530 đồng/lít lên 26.650 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít, từ 23.825 đồng/lít lên 25.165 đồng/lít. Dầu mazut giữ nguyên giá 21.560 đồng/ký.

Liên bộ Công thương - Tài chính tiếp tục không chi sử dụng quỹ bình ổn giá với hầu hết các mặt hàng trong bối cảnh một số doanh nghiệp lớn vẫn đang âm quỹ. Riêng dầu hỏa chi sử dụng quỹ là 330 đồng/lít. Trong khi đó, cơ quan điều hành tiếp tục trích lập quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng dầu khác.

4309-xangtang
Ảnh minh họa

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết: "Do giá xăng dầu trên thế giới những ngày vừa qua có tăng, vì thế thị trường xăng dầu Việt Nam liên thông với xăng dầu thế giới cho nên trong kỳ điều chỉnh ngày 1/3 sẽ tăng, nhưng mức tăng thấp chứ không cao".

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định:"Chúng ta biết rằng xăng dầu chúng ta nó liên thông, nhưng mà được cái các doanh nghiệp của xăng dầu chúng ta thực thi điều chỉnh theo kỳ 10 ngày. Trong khi đó xăng dầu thường nhập về được mua theo hình thức kỳ hạn trước thời gian đó. Cho nên với mức độ điều chỉnh như hiện nay thì tôi nghĩ tăng, nhưng không quá cao".

Người dân, doanh nghiệp lao đao

Trước những ảnh hưởng "kép" đại dịch Covid-19 và giá xăng dầu trong nước liên tục tăng như thời gian vừa qua, khiến người dân và doanh nghiệp vận tải trong nước rơi vào cảnh lao đao, khốn đốn.

Ông Đỗ Văn Bằng chủ doanh nghiệp hãng xe Sao Việt (chạy tuyến Hà Nội- Lào Cai) chia sẻ: "Đại dịch Covid 19 đã làm ảnh nặng đến hầu hết các doanh nghiệp vận tải, đến thời điểm này gần như tê liệt hết. Xong giờ giá xăng dầu lại tiếp tục tăng cao xe không chạy thì không thể bù lỗ được, còn chạy giá xăng dầu cao mà xe không có khách thì cũng lỗ, mà lỗ chồng lỗ là điều không thể. Thực sự rất nhiều anh em doanh nghiệp vận tải trao đổi vào thời điểm này đang loay hoay và chưa có đường lùi".

Cũng theo ông Bằng cho biết thêm: "Hãng xe có 100 xe khách lớn nhỏ, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá xăng dầu tăng cao nên chỉ còn có 10 xe hoạt động. Do xe chạy không có khách nên anh em lái xe phải cắt nhau nghỉ luôn phiên đảo công để còn có một chút thu nhập. Một số anh em lái xe không chờ đợi được và thu nhập không đảm bảo nên tìm công việc khác làm chờ ngày phục hồi thì mới sẽ quay trở lại. Anh em lái xe cũng chia sẻ với doanh nghiệp, nhưng vì gia đình vợ con nên họ đành đi tìm công việc khác làm".

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đánh giá: Việc giá xăng dầu tăng ảnh hưởng tương đối lớn tới giá cả của nền kinh tế. "Giá cả xăng dầu tăng thì nó tác động đến nền kinh tế tương đối lớn như: lạng phát cũng như tăng giá các mặt hàng. Nếu giá xăng tăng 10% thì lạng phát tăng thêm 0,34% trong thời gian đó. Nếu mức xăng dầu tăng 10% thì nó làm cho tăng trưởng GDP chậm lại khoảng 0,5%. Trong tháng 1-2 giá xăng dầu tuy tăng tương đối chậm nhưng nó cũng phải tăng hơn 10%, qua đó tác động lạm phát vào tháng 1-2 tương đối rõ, mức lạm phát tương đối cao".

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm