Vụ đấu giá 7 triệu tấn quặng tại Cty thép Việt Trung: Liệu có “giả chết bắt quạ”?

Cập nhật: 13:45 | 18/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN –Nguồn tin của Kinh tế Chứng khoán vừa cho biết, mới đây Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có văn bản gửi Uỷ ban quan lý vốn nhà nước đề nghị VTM báo cáo về việc đấu giá  gần 7 triệu tấn quặng gây xôn xao dư luận vừa qua.    

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua

Vụ đấu giá nghìn tỉ tại Cty thép Việt Trung: Phải truy cứu trách nhiệm hình sự

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua

Thất thu hàng trăm tỷ sau thương vụ Thép Việt Trung bán 7 triệu tấn quặng

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua

Thép Việt Trung và bí ẩn đằng sau thương vụ đấu giá gần 7 triệu tấn quặng

Tổng giám đốc VTM thừa nhận…thiếu kinh nghiệm

Thời gian gần đây, dư luận tỉnh Lào Cai bàn tán xôn xao về việc ngày 21/4 vừa qua Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) thông qua Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia bán gần 7 triệu tấn quặng gây thất thoát tài sản của nhà nước. Sau khi nắm bắt được thông tin, PV Kinh tế Chứng khoán đã vào cuộc điều tra và đã có loạt bài viết đăng tải về vấn đề trên.

Ngay sau khi thông tin được đăng tải, Kinh tế Chứng khoán được nhận được nhiều phản ứng tích cực của độc giả. Trong đó, nhiều độc giả cũng cho rằng, nếu thương vụ đấu giá được Hội đồng thành viên VTM ký duyệt thì một số tiền lớn sẽ chảy vào túi ai và người đứng đầu là ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc VTM phải chịu trách nhiệm như thế nào?

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua
Trụ sở VTM

Như Kinh tế Chứng khoán đã đăng tải ở các bài viết trước, VTM được thành lập năm 2006. Đây là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam , Công ty Khoáng sản Lào Cai và Công ty TNHH Khống chế cổ phần Gang thép Côn Minh, Trung Quốc.

Sau khi thành lập, vào năm 2007, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp giấy phép khai thác 34,5 triệu tấn quặng sắt, công suất khai thác tối đa 3 triệu tấn/năm, thời gian khai thác đến hết năm 2020.

Nhiều năm trời, VTM chìm trong thua lỗ. Lý do thường được doanh nghiệp này đưa ra để giải thích là khó khăn về thị trường, công suất khai thác thấp hơn công suất được cấp phép… Hậu quả, Thép Việt Trung trở thành một trong 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công thương mà cơ quan chức năng đang đau đầu để giải cứu.

Với mong muốn vực dậy một nhà máy đang trên đà phá sản, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam một người được đánh giá “trẻ trung và giàu nhiệt huyết” được biệt phái lên VTM ngồi vào ghế Tổng giám đốc Công ty.

Đúng như sự kỳ vọng của cấp trên, vừa mới nhận nhiệm vụ, ông Dũng đã “mạnh dạn” quyết định thực hiện thương vụ bán gần 7 triệu tấn quặng mà doanh nghiệp này đang có với giá rẻ mạt.

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua
Gần 7 triệu tấn quặng suýt chút nữa bị bán với giá rẻ mạt (ảnh minh hoạ)

Cụ thể, ngày 21/4, Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia đã tổ chức đấu giá lô quặng deluvi nguyên khai với số lượng hơn 4,9 triệu tấn, đơn giá khởi điểm là 117.500 đồng/tấn. Công ty TNHH Tiến Đại Phát (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) do ông Ngô Tiến Cương đại diện pháp luật là đơn vị trúng đấu giá với toàn bộ lô quặng trên với mức 653 tỷ đồng.

Còn lại 2 lô quặng limonit với tổng số lượng 1,8 triệu tấn cũng được đấu giá thành công. Đơn vị trúng là Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (địa chỉ tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) trúng 800.000 tấn với tổng số tiền là 428,8 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Việt Phát (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) trúng 1 triệu tấn với giá 546 tỷ đồng.

Điều đáng chú ý là cả hai doanh nghiệp, tham gia 2 phiên đấu giá khác nhau nhưng đều trúng với đơn giá 546.000 đồng/tấn.

Căn cứ báo cáo của công ty đấu giá, Thép Việt Trung có thể thu về hơn 1.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quá trình trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng đã nhanh chóng thừa nhận sự sai sót. Và theo lời của vị tân Tổng giám đốc thì đây là một thương vụ có nhiều tình tiết liên quan đến pháp lý.

Ông Dũng cho biết: “Đây là lần đầu tiên Việt Trung tổ chức đấu giá nên không có kinh nghiệm, mặt khác do tổ chức vào đợt dịch nên không có thời gian quan tâm, chỉ đến khi xuất hiện các tình tiết liên quan về mặt pháp lý mới quyết định hủy... Hội đồng thành viên thống nhất sẽ thực hiện lại để đảm bảo tính công khai minh bạch...”.

Liệu có cố tình tư lợi?

Trước câu trả lời của ông Dũng, trao đổi với PV nhiều chuyên gia về ngành khoáng sản cũng như giới luật sư cho rằng câu trả lời của Tổng giám đốc VTM là chưa thoả đáng và có phần trốn tránh, chối bỏ trách nhiệm.

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua
Liệu ông Nguyễn Tiến Dũng có vô can?

Một chuyên gia trong ngành khoáng sản (xin được giấu tên cho biết), ở cương vị Tổng giám đốc, ông Dũng không thể phát biểu “đãi bôi” như thế được bởi trước đó, Bộ Tài nguyên – Môi trường có văn bản gửi Thủ tướng về việc VTM khai thác mỏ sắt Quý Xa nhưng cung cấp chưa đến 30% công suất cho Nhà máy Gang thép Lào Cai… không phù hợp Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, không đúng yêu cầu địa chỉ sử dụng quặng sắt...

Hơn nữa ngày 27/3/2020, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam cũng có văn bản gửi văn bản VTM yêu cầu: Trong thời gian chờ Thủ tướng cho ý kiến về sử dụng quặng sắt của mỏ theo quy hoạch và dự kiến nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, đề nghị VTM điều chỉnh công suất khai thác của mỏ theo hướng chỉ cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Như vậy có thể thấy được, ông Dũng đã cố tình bán tài nguyên mà không hề quan tâm đến hệ quả của nó.

Liên quan đến việc nếu kết quả đấu giá được phê duyệt và theo đơn giá tại thời điểm đó thì những hợp đồng mua bán quặng Limonit ở Mỏ sắt Tiến Bộ có đơn giá 736.000 đồng/tấn, cao hơn rất nhiều mức trúng giá các lô quặng của VTM như thế Nhà nước sẽ thất thu một số tiền lớn.

Nói về vấn đề này, luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco cho biết : “Về nguyên tắc thì việc mua bán phải thực hiện theo giá trị trường, nên nếu có hiện tượng chênh lệch lớn giữa giá thị trường với giá bán thực tế thì có thể coi đó là một biểu hiện của tiêu cực và cần phải xác minh, làm rõ.

Những hiện tượng như vậy, chỉ có thể là biểu hiện của một trong hai khả năng, thứ nhất là có tiêu cực trong đấu giá để tư lợi và tham nhũng; và thứ hai là biểu hiện của kém năng lực trong công tác điều hành.

Khách quan mà suy xét, thì việc để lệch giá bán với biên độ lớn như vậy, khó có thể là do năng lực mà là do sự cố tình để tư lợi.

vu dau gia 7 trieu tan quang tai cty thep viet trung lieu co gia chet bat qua
luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco

Đối với cá nhân ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc VTM, luật sư Phong cũng cho biết: “Chưa đủ thông tin nên chưa thể có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, với những biểu hiện mà báo chí đăng tải thì có thể nhận thấy những dấu hiệu của tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 Bộ Luật Hình sự, bởi đây là hành vi cố ý làm trái với quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài sản thuộc phạm vi thẩm quyền của cá nhân người điều hành để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Nếu bị truy tố về tội tham ô tài sản thì người phạm tội Tham ô tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình”.

Được biết, ngày 28/4 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an) đã có văn bản gửi Tổng Công ty Thép Việt Nam về việc đề nghị cung cấp tài liệu để làm rõ.

Theo đó, văn bản này yêu cầu Tổng Công ty Thép Việt Nam cung cấp các tài liệu liên quan đến pháp nhân của Tổng Công ty; cung cấp toàn bộ các tài liệu có liên quan đến việc chỉ đạo, phê duyệt của các cấp, cơ quan chức năng và Tổng Công ty về việc bán 2 triệu tấn quặng Limonit và gần 5 triệu tấn quặng Deluvi của mỏ Quý Xa do VTM quản lý.

Để rộng đường dư luận, PV Kinh tế Chứng khoán đã đến Tổng Công ty thép Việt Nam để đặt lịch làm việc. Nhưng cho đến thời điểm này, PV vẫn chưa nhận được sự phản hồi của Tổng Công ty thép Việt Nam.

Nguồn tin của Kinh tế Chứng khoán vừa cho biết, mới đây Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có văn bản gửi Uỷ ban quan lý vốn nhà nước đề nghị VTM báo cáo về việc đấu giá gần 7 triệu tấn quặng vừa qua.

Nguyễn Bắc

Tin liên quan