Vụ đấu giá nghìn tỉ tại Cty thép Việt Trung: Phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Cập nhật: 16:28 | 13/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN- Lượng khoáng sản mà VTM khai thác không cung cấp đủ cho nhà máy sản xuất của VTM, vậy “hà cớ” gì lại phải bán, phải đấu giá tài sản? Phải chăng việc VTM tổ chức đấu giá gần 7 triệu tấn quặng trên chỉ là cái cớ?    

vu dau gia nghin ti tai cty thep viet trung phai truy cuu trach nhiem hinh su

Thất thu hàng trăm tỷ sau thương vụ Thép Việt Trung bán 7 triệu tấn quặng

vu dau gia nghin ti tai cty thep viet trung phai truy cuu trach nhiem hinh su

Thép Việt Trung và bí ẩn đằng sau thương vụ đấu giá gần 7 triệu tấn quặng

vu dau gia nghin ti tai cty thep viet trung phai truy cuu trach nhiem hinh su

Bàn giao xử lý dự án kém hiệu quả cho Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ngày 21/4/2020, dưới sự uỷ quyền của Công ty Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM), Công ty Đấu giá Hợp danh Quốc gia đã tổ chức đấu giá gần 7 triệu tấn quặng.

Có 3 đơn vị được xác định trúng lô hàng trên là Công ty TNHH Tiến Đại Phát (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (địa chỉ tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Việt Phát (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội).

vu dau gia nghin ti tai cty thep viet trung phai truy cuu trach nhiem hinh su
Trụ sở Công ty Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM)

Trước vấn đề đó, quá trình trao đổi với PV Kinh tế Chứng khoán, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc VTM cho biết, cuộc đấu giá đã diễn ra, tuy nhiên Hội đồng thành viên VTM chưa phê duyệt kết quả của phiên đấu giá này.

Để làm rõ những vấn đề pháp lý về buổi đấu giá “mờ ám” trên, ngày 13/5 PV Kinh tế Chứng khoán đã có buổi trao đổi vớ luật sư Mai Thảo, Phó giám đốc TAT Law firm thuộc đoàn luật sư TP Hà Nội.

Nói về việc VTM tiến hành tổ chức đấu giá gần 7 triệu tấn quặng, luật sư Mai Thảo đã phân tích: “Qua thông tin trên báo chí, tôi được biết, trước khi VTM tổ chức đấu giá quặng, ngày 27/3/202 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã có Công văn gửi VTM.

Theo đó, trong thời gian chờ Thủ tướng cho ý kiến về sử dụng quặng sắt của mỏ theo quy hoạch và dự kiến nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước, đề nghị VTM điều chỉnh công suất khai thác của mỏ theo hướng chỉ cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Bên cạnh, đó theo văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 07/4/2020 thì lượng quặng sắt VTM cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai còn chưa đến 30%. Rõ ràng ở đây có một điều rất “lạ lùng”.

Lượng khoáng sản mà VTM khai thác không cung cấp đủ cho nhà máy sản xuất của VTM, vậy “hà cớ” gì lại phải bán, phải đấu giá tài sản? Phải chăng việc tổ chức đấu giá gần 7 triệu tấn quặng trên chỉ là cái cớ?

Một điều nữa cũng cần phải nhắc đến đó là việc, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, vì vậy các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản đều phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.

Theo các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước, thì hiện tại VTM chỉ được cung cấp cho Nhà máy Gang thép Lào Cai. Do đó, việc tổ chức đấu giá gần 7 triệu tấn quặng trên đã đi ngược lại quy định và trái với sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước”.

Luật sư Mai Thảo cũng cho rằng việc tổ chức đấu giá có nhiều nghi vấn “khuất tất, không rõ ràng”, trái với quy định của pháp luật. Cụ thể: tại điều 38 Luật đấu giá tài sản 2016 thì việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện liên tục kể từ ngày niêm yết việc tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày, trong khi đó VTM chỉ nhận hồ sơ trong 2 ngày tính từ ngày đăng thư mời - ngày 30/3/2020 đến 15h00 ngày 2/4/2020.

Điều này là vi phạm quy trình cũng như thủ tục của một cuộc đấu giá. Do đó, cuộc đấu giá này sẽ không được công nhận và phải hủy kết quả đấu giá.

vu dau gia nghin ti tai cty thep viet trung phai truy cuu trach nhiem hinh su
Gần 7 triệu tấn quặng suýt chút nữa bị bán với giá rẻ mạt (ảnh minh hoạ)

Nói về việc, nếu kết quả đấu giá được phê duyệt thì chắc chắn sẽ gây ra thất thất thoát một số tiền không nhỏ của Nhà nước, luật sư Mai Thảo cũng cho rằng, các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên như Bộ tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Tổng cục địa chất cần phải sát sao, rà soát và quản lý chương trình tiêu thụ quặng của VTM.

Đồng thời Cục Cảnh sát kinh tế cần phải nhanh chóng điều tra, xác minh và làm rõ những sai phạm trong vụ việc để đưa ra hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cùng liên quan đến vụ việc, đối với cá nhân ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc VTM, luật sư Mai Thảo cũng nhấn mạnh: “Cần phải xem xét việc tổ chức đấu giá quặng của VTM có sự chỉ đạo, phê duyệt của Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam hay không?

Nếu không có sự chỉ đạo, phê duyệt của Công ty mẹ thì việc tự ý tổ chức bán đấu giá quặng của ông Nguyễn Tiến Dũng sẽ bị xem xét kỷ luật theo quy định.

Trường hợp sau khi cơ quan điều tra xác minh, làm rõ thấy rằng có dấu hiệu của tội phạm thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm cá nhân”.

Được biết cùng thời điểm VTM hợp đồng đầu giá 2 lô quặng Limonit với tổng số lượng 1,8 triệu tấn thành công ngay trong ngày 21/4 với cùng đơn giá 546.000 đồng/tấn thì những hợp đồng mua bán quặng Limonit ở Mỏ sắt Tiến Bộ có đơn giá 736.000 đồng/tấn, cao hơn rất nhiều mức trúng giá các lô quặng của VTM. Như vậy, có thể thấy nếu thương vụ đấu giá thành công sẽ khiến nhà nước thất thoát hàng trăm tỉ đồng

Nguyễn Bắc