VN-Index mất mốc 1.270 điểm, áp lực đối với lô "hàng về" của cổ phiếu STB tăng cao

Cập nhật: 12:13 | 04/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Trước diễn biến của VN-Index, lượng hàng về của nhịp bắt đáy cổ phiếu STB cách đây 2 ngày đang được gia tăng đáng kể.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 4/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu kém sắc với 84 mã tăng, 376 mã giảm, qua đó lui về vùng 1.267 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 11,6 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, VNM, VCB, BID là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, VNM là mã tích cực nhất nhóm với biến động trên 1% trong phiên giao dịch sáng nay. Ngược chiều, GVR giảm trên 2% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.

VN-Index mất mốc 1.270 điểm, áp lực đối với lô
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc xanh hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà tăng khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục nằm sàn với thanh khoản lớn sau thông tin hủy niêm yết.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền phát tín hiệu suy yếu, dẫn tới đà giảm bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. HCM là mã tích cực nhất nhóm khi duy trì sắc xanh. Chiều ngược lại, các mã cùng ngành như VND, SSI, BSI, FTS,... đồng loạt giảm điểm với thanh khoản tương đối lớn.

Trong diễn biến khác, dòng tiền có phần suy yếu đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, BID, HDB, VCB, VPB là các cổ phiếu giữ giá. Chiều ngược lại, các mã cùng ngành như TPB, MBB, VIB, TCB... đồng loạt giảm điểm với mức độ khác nhau.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 4/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 4/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 242 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 52 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, BVS tiếp tục cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần 4% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, VCS bất ngờ giảm 3% với thanh khoản kỷ lục.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 19 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 297 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 3,7 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 456 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.400 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực giảm điểm do diễn biến tiêu cực của nhóm ngân hàng. Tại nhóm VN30, STB chưa thể lấy lại sắc xanh. Đáng chú ý, đà giảm của cổ phiếu diễn ra ngay trong ngày hàng về của nhịp bắt đáy cách đây vài hôm.

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện diễn biến cùng chiều với thị trường chứng khoán quốc tế. Trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm 43,1 điểm, tương đương 0,11%, lên 39.127,14 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số S&P 500 tăng 0,11% lên 5.211,49 điểm, phiên tăng đầu tiên kể từ đầu tuần. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 0,23% lên 16.277,46 điểm.

Dow Jones ngược dòng hai chỉ số còn lại chủ yếu bởi giá cổ phiếu của Intel giảm hơn 8% sau khi công ty thông báo thua lỗ trong mảng sản xuất chip bán dẫn. Cổ phiếu Nvidia cũng giảm điểm dù “xanh” trong phần lớn phiên giao dịch, qua đó hạn chế đà phục hồi của thị trường. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò “cầm trịch” khi Netflix tăng 2,6%, Meta Platforms (công ty sở hữu mạng xã hội Facebook) tăng 1,9%.

Theo đánh giá của chuyên gia, lý do thị trường không thể nối tiếp chu kỳ bùng nổ còn bắt nguồn từ thực tế lợi suất trái phiếu chính phủ tăng lên ngưỡng cao nhất kể từ tháng 11/2023. Bên cạnh đó, giá dầu chạm ngưỡng cao nhất trong khoảng nửa năm qua.

Về diễn biến giá dầu, tính tới hiện tại, giá dầu WTI ở mốc 85,65 USD/thùng, tăng 0,59% (tương đương tăng 0,50 USD/thùng).Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 89,52 USD/thùng, tăng 0,67% (tương đương tăng 0,60 USD/thùng). Cả hai hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều tăng hơn 1 USD trong phiên, nhưng đã giảm trở lại sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo tồn kho dầu thô tăng 3,2 triệu thùng.

Mua gì hôm nay 4/4: DPR, MWG, PDR?

Theo đánh giá của các CTCK, các cổ phiếu DPR, MWG, PDR hiện đang được giao dịch ở mức hấp dẫn.

Lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng, DowJones giảm phiên thứ 3 liên tiếp

Trong đêm qua, lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng cao. Cùng chiều, giá dầu đã áp sát mốc 90 USD.

"Ông hoàng du lịch" nhà Vingroup lãi năm thứ 2 liên tiếp, chuẩn bị niêm yết sàn chứng khoán

Công ty CP Vinpearl hoạt động trong lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng tiếp tục có năm kinh doanh thuận lợi với mức lãi ...

Minh Hiếu