Tước GPLX 2 năm và tăng mức phạt đối với tài xế điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn

Cập nhật: 10:09 | 09/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất tăng mức phạt lái xe uống rượu - bia lên mức cao nhất 40 triệu đồng, tước bằng lái 24 tháng đối với tài xế xe không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn.

tuoc gplx 2 nam va tang muc phat doi voi tai xe dieu khien xe vi pham nong do con Vay tiền không trả phạm tội gì, xử lý như thế nào?
tuoc gplx 2 nam va tang muc phat doi voi tai xe dieu khien xe vi pham nong do con Các nước trên thế giới “xử” người lái xe say xỉn gây tai nạn chết người như thế nào?
tuoc gplx 2 nam va tang muc phat doi voi tai xe dieu khien xe vi pham nong do con Làm sao để không say trước đối thủ khi đi tiếp khách?

Trong cuộc đàm phán về biện pháp ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao vào sáng ngày 3/5 vừa qua, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề cập đến rất nhiều vụ tai nạn lái xe gây chết người. Điển hình là vụ tai nạn nghiêm trọng ở hầm Kim Liên vào đêm ngày 30/4 giữa ô tô và xe máy khiến 2 người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong tại chỗ. Nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn ô tô này hầu như xuất phát từ tài xế uống rượu say nhưng vẫn lái xe.

tuoc gplx 2 nam va tang muc phat doi voi tai xe dieu khien xe vi pham nong do con
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm xe Mercedes đâm 2 phụ nữ tử vong tại hầm chui Kim Liên

Theo đó, Tổng cục Đường bộ đề xuất khi sửa đổi nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cần tăng mức phạt với vi phạm nồng độ cồn, ma túy…

Xử lý vi phạm nồng độ cồn:

tuoc gplx 2 nam va tang muc phat doi voi tai xe dieu khien xe vi pham nong do con
Tài xế vi phạm nồng độ cồn có thể nhận mức phạt cao nhất lên tới 40 triệu đồng và tước GPLX trong 2 năm (Ảnh minh họa)

- Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất (mức 1), khi tài xế có nồng độ cồn dưới 50 miligam hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt được giữ nguyên như đã quy định trong Nghị định 46 (phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 1 - 3 tháng).

- Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức 2, Tổng cục Đường bộ VN đề xuất phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng và tước GPLX 14 - 18 tháng đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đối với mức vi phạm này, hiện Nghị định 46 đang quy định phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng và tước GPLX 3 - 5 tháng.

- Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Tổng cục Đường bộ VN đề xuất phạt tiền từ 34 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX ) 22 - 24 tháng. Đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 hiện đang quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6 tháng.

- Đối với người điều khiển môtô, Tổng cục Đường bộ đề xuất tăng mức phạt tiền từ 3-4 triệu đồng lên 7-8 triệu đồng, tước bằng lái xe 22-24 tháng thay vì 3-5 tháng như hiện nay với mức vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máy hoặc vượt quá 0,4 miligam/ 1 lít khí thở.

- Người điều khiển xe mô tô mà trong cơ thể có chất ma túy cũng được Tổng cục Đường bộ đề xuất tăng mức phạt tương tự như mức phạt nêu trên.

- Đối với tài xế ôtô không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, Tổng cục Đường bộ đề xuất mức phạt tiền từ 34-40 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 22-24 tháng thay cho mức phạt tiền 16-18 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 4-6 tháng như hiện nay.

- Đối với người điều khiển môtô, xe máy nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, Tổng cục Đường bộ đề xuất mức phạt tiền 7-8 triệu đồng, tước bằng lái 22-24 tháng thay vì mức phạt tiền 2-3 triệu đồng, tước bằng lái 3-5 tháng như hiện nay.

Ông Lê Văn Thanh - Vụ An toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: "Việc tăng nặng mức xử phạt ở đây cần hiểu là không phải cứ tăng cao lên là được mà phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hiệu lực thi hành và đảm bảo tính răn đe".

Theo đó, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ VN chủ trì, phối hợp Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016 của Chính phủ, tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất ATGT, nhất là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.

Linh Linh