Cẩm nang:

Làm sao để không say trước đối thủ khi đi tiếp khách?

Cập nhật: 14:33 | 23/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khi đã đi tiếp khách thì trên bàn nhậu không bao giờ có thể từ chối rượu, bia. Vậy làm sao để tình táo trước đối thủ khi đi tiếp khách?  

lam sao de khong say truoc doi thu khi di tiep khach “Sếp tệ” – Làm sao để nhận biết?
lam sao de khong say truoc doi thu khi di tiep khach Gặp đồng nghiệp “đố kỵ” - Làm sao để đối phó?

Nguyên nhân say rượu là do cồn ngấm vào cơ thể. Cồn sau khi vào trong cơ thể sẽ phải được lọc qua lá gan, sau đó sẽ đi đến não bộ theo đường máu. Bạn khó tránh được các cuộc nhậu, song nếu biết cách uống rượu không say thì hoàn toàn có thể kiểm soát được việc hấp thụ cồn.

Dưới đây là những mẹo giúp bạn không say trước đối thủ khi đi tiếp khách:

Cố gắng ăn nhiều đồ ăn nhẹ

Tất cả các món ăn nhẹ từ bánh mì, khoai tây chiên hoặc các loại hạt khác nhau sẽ là một “trợ thủ” đắc lực giúp cơ thể bạn không hấp thụ quá nhiều rượu. Bởi vì protein có trong các món ăn nhẹ này sẽ làm loãng tác dụng của rượu.

Không uống khi bụng đói

Ăn thức ăn trước khi bắt đầu uống sẽ kích thích chức năng của dịch dạ dày, giúp dạ dày không bị nhiễm độc quá nhiều. Thực phẩm mà bạn ăn cũng sẽ giúp ngăn ngừa đầy hơi có thể xảy ra sau khi uống đồ uống có cồn.

Ăn đồ ăn chứa dầu mỡ

Trước khi uống bia rượu nên ăn 1 chút thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: vì khi ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ thì chúng sẽ bám lại vào thành ruột giống như một chiếc áo chống thấm, khi bạn uống rượu bia nhiều sẽ giúp làm giảm thời gian ngấm bia rượu vào cơ thể sẽ lâu hơn.

Uống nước ấm

Uống nước ấm sẽ khiến quá trình hấp thụ rượu bị loãng, hạn chế cơ thể bị mất nước khiến "cơn say" đến lâu hơn. Đồng thời khi uống nước ấm cũng giúp giảm buồn ngủ sau khi uống rượu.

Bạn cũng có thể pha loãng rượu với nước hay với các loại nước uống khác. Hãy pha sao cho ly tỷ lệ nước hơn rượu để có thể vừa uống được lâu vừa không say. Nếu bạn uống bia, bạn có thể uống xen kẽ với nước thay vì chỉ uống bia không.

Uống rượu, bia một cách chậm rãi

Dù bạn uống rượu, bia, cocktail hay bất cứ đồ uống có cồn nào khác, việc uống thật chậm cũng giúp bạn lâu say hơn. Bạn hãy kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn tới một tiếng, vì đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể. Bạn cũng có thể đi vòng quanh và trò chuyện với mọi người để không uống quá nhanh.

lam sao de khong say truoc doi thu khi di tiep khach
Hãy dùng mẹo để không say trước đối thủ khi đi tiếp khách

Uống sữa trước khi vào bàn nhậu

Bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh

Không hút thuốc khi đang trên bàn nhậu

Có thể bạn không biết, nhưng thuốc lá chính là một chất kích thích đẩy nhanh cơn say của bạn. Hơn thế, sử dụng thuốc lá thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gây ung thư.

Gừng khô và muối

Gừng khô, xắt sợi ướp muối sẵn mang phòng theo người, lúc cảm thấy trong người hơi choáng váng thì lấy vài sợi gừng ngậm vào miệng sẽ đỡ ngay.

Ăn phô mai

Ăn một miếng phô mai trước khi uống rượu bia sẽ giúp bạn “cầm cự” được lâu hơn trong cuộc nhậu.

Lòng đỏ trứng gà

Uống 2 lòng đỏ trứng gà thêm chút muối để tráng men thành dạ dày, sau đó uống nhiều nước để khi uống bia rượu vào men bia sẽ bài tiết ngay ra ngoài.

Những sai lầm khi chống say bia rượu khiến tình trạng còn tồi tệ hơn

Uống sữa trước khi uống rượu sẽ giống như một lớp bảo vệ tạm thời cho thành dạ dày và ruột non – nơi sẽ hấp thụ men bia vào máu. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều đến mức say thì sẽ lâu giã rượu hơn người khác.

Ăn bánh mì cũng khiến bạn uống bia rượu lâu say nhưng đến sáng hôm sau thì sẽ say do bánh mì rã ra và lúc đó rượu mới ngấm vào người.

Nhiều người mách nhau uống 2 viên Panadol dạng sủi đảm bảo uống rượu cực khỏe mà không say. Tuy nhiên nếu làm thế sáng hôm sau rất mệt.

Những cách giải rượu nhanh và hiệu quả

Nước chanh

Trong quả chanh có chữa hàm lượng vitamin C lớn, đây là chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do làm giảm tình trạng đâu đầu khi say. Cách làm cực kì đơn giản bạn chỉ cần pha nước chanh không đường cho thêm 1 lát chanh, vài lát gừng và vài hạt muối khuấy đều lên uống lúc còn nóng là đã có 1 cốc nước chanh giải rượu tuyệt vời rồi. Vị chua và vị thơm của chanh giúp cho người say cảm thấy dễ chịu và tỉnh táo. Ngoài ra, trước khi uống, bạn cũng có thể ngậm một vài lát chanh hoặc uống 1 cốc nước chanh sẽ giúp giảm khả năng bị say.

Nước gừng tươi

Dùng một củ gừng tươi khoảng 60gr , bạn cắt thành từng lát mỏng, sau đó đem nấu nước uống. Vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Bên cạnh đó bạn có thể cho thêm vào nước gừng nóng một muỗng mật ong, như vậy sẽ giúp hấp thụ nhanh và giải say rượu.

Hạt đậu xanh

Bạn nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc rượu ăn cháo gạo nấu cùng 30gr cam thảo bạn nhé.

Nước ép cà chua

Cà chua cũng giải được rượu đấy các bạn nhé. Khi uống rượu say bị nôn, không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lớn các nguyên tố cali, canxi, natri…Cách giải độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố ở trên nên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Nước hạt đậu đen

Khi ngộ độc rượu, bạn có thể uống nước đậu đen nấu để giải say. Nấu đậu đen cho thật nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải độc rượu.

Nước ép bưởi

Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Trà xanh

Cho người say rượu uống một ly trà xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rất tốt. Vì trong trà xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.

Cháo nóng nấu loãng

Cho người say rượu uống một tô nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất còn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại, làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.

Nước ép rau muống

Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500gr rau muống tươi (lựa rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Cà phê đậm đặc

Uống cà phê sẽ giải được rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sao sẽ tỉnh rượu.

Nước mía

Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chống nhất và dễ thực hiện nhất đấy nhé.

Nước cam và mật ong

Trong nước cam và mật ong có chứa một loại chất đường là fructose. Đây là chất có khả năng tiêu hóa rượu nhanh. Vì thế, chỉ cần uống một ly nước cam hoặc mật ong rồi nằm ngủ, khi ngủ dậy bạn sẽ thấy cơ thể tỉnh táo hơn nhiều.

Nhân Mã (Tổng hợp)

Tin liên quan