Tự tổ chức đấu thầu hay thuê tư vấn đấu thầu?

Cập nhật: 16:12 | 09/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Độc giả hỏi: Đơn vị tôi chuẩn bị mua sắm thiết bị trên 100 tỷ đồng Việt Nam, xin hỏi có nên tự tổ chức đấu thầu hay thuê tư vấn đấu thầu? Ưu điểm và hạn chế của hai loại đấu thầu này là gì?

tu to chuc dau thau hay thue tu van dau thau

Cách xử lý việc thiếu đơn dự thầu trong hồ sơ đấu thầu?

tu to chuc dau thau hay thue tu van dau thau

Làm thế nào để đấu thầu thanh lý tài sản?

tu to chuc dau thau hay thue tu van dau thau

Các khoản chi phí trong hoạt động đấu thầu gồm những gì?

tu to chuc dau thau hay thue tu van dau thau
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật đấu thầu 2013.

- Luật thương mại 2005.

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

2. Nội dung phân tích:

Theo Điều 214 Khoản 1 Luật thương mại 2005 quy định về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ như sau:

"Điều 214. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ

1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)."

Như vậy, việc đấu thầu chỉ được diễn ra khi chính nhà mời thầu tổ chức đấu thầu, không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, mà mọi hoạt động và quyết định do nhà mời thầu quyết định. Theo đó, công ty của bạn sẽ phải trực tiếp đứng ra tổ chức đấu thầu, tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn thầu, công ty bạn có thể thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc như thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu... thay cho mình.

Có thể thấy được, mặc dù thuê tư vấn đấu thầu, nhưng bên mời thầu vẫn là người quyết định lựa chọn nhà thầu. Nếu công ty bạn tự tổ chức đấu thầu và thực hiện mọi công việc trong quá trình lựa chọn thầu theo quy định pháp luật thì công ty sẽ tự mình kiểm tra được các hồ sơ dự thầu, xem xét và quyết định xem gói thầu nào hợp với yêu cầu của mình nhất. Còn khi thuê tư vấn đấu thầu, bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí nữa cho hoạt động này, hơn nữa, đó là ý kiến tham khảo của bên thứ ba, khó có thể kiểm soát được sự công bằng, minh bạch giữa các hồ sơ dự thầu. Về chi phí cho hoạt động thuê tư vấn đấu thầu được quy định như sau:

"Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:

a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

4. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:

a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

5. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

6. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

7. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

9. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính."

Thu Uyên

Tin liên quan