Trường hợp nào phải trả trợ cấp mất việc làm?

Cập nhật: 20:46 | 19/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

truong hop nao phai tra tro cap mat viec lam

Một số lưu ý khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

truong hop nao phai tra tro cap mat viec lam

Những loại hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

truong hop nao phai tra tro cap mat viec lam

Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động

truong hop nao phai tra tro cap mat viec lam
Ảnh minh họa

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 49 của Bộ luật Lao động và Khoản 2, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10, Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động, mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên thì trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Ngày 24/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, trong đó không sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Do đó, quy định tại Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP đang có hiệu lực.

Do vây, căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 49 của Bộ luật Lao động và Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên để chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định.

Thanh Hằng

Tin liên quan