Trực tiếp Hội nghị Chính phủ với địa phương: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Cập nhật: 09:15 | 29/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Sáng 29/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương bước sang ngày làm việc thứ hai, với phần tham luận của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ.

Trực tiếp Hội nghị Chính phủ với địa phương: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và các đại biểu tới dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương. - Ảnh: VGP

Trước đó, ngày 28/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương đã khai mạc với quy mô toàn quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo MTTQ Việt Nam, các Ban, Bộ, ngành Trung ương dự Hội nghị.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng thuật nội dung, diễn biến của Hội nghị Chính phủ với các địa phương - diễn ra trong 1,5 ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Từ điểm cầu chính tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị được kết nối tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

CÁC BỘ TRƯỞNG NÊU CÁC ĐỊNH HƯỚNG LỚN

Chống COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu

Mở đầu phiên làm việc sáng 29/12, sau khi Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Lê Tiến Trường phát biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tham luận, nhấn mạnh kết quả năm 2020 cho thấy các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

Trực tiếp Hội nghị Chính phủ với địa phương: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. - Ảnh: VGP

Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp.

Công tác phòng chống dịch và phục hồi kinh tế nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội, các quyết sách của Chính phủ rất kịp thời, chính xác, đặc biệt là vai trò của Thủ tướng Chính phủ. Thành tựu đạt được là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, củng cố niềm tin là chúng ta có thể làm được nhiều điều kỳ diệu khác.

Thứ hai, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ trương đúng đắn này được triển khai suốt thời gian qua và cần được thực hiện mạnh mẽ thời gian tới trong bối cảnh rất khó đoán định. Cùng với đó, tận dụng các cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế, thu hút FDI… để gia tăng khả năng chống chịu, sự độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Thứ ba, nhận định, đánh giá đúng tình hình về khó khăn, thách thức và cơ hội, xây dựng giải pháp, đối sách phù hợp.

Thứ tư, thường xuyên đổi mới sáng tạo, nâng cao bản lĩnh trí tuệ trong công tác tham mưu...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Theo đó, phòng chống COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất để thực hiện các nhiệm vụ, việc mở cửa trở lại phải xem xét rất thận trọng.

Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, các đột phá chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp, các sản phẩm. Đẩy nhanh chuyển đổi số. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao. Khẩn trương lập Đề án trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TPHCM. Tập trung hoàn thiện nhanh khung khổ pháp lý và triển khai các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Tập trung đẩy nhanh công tác lập quy hoạch.

Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành giá, nhất là giá cả hàng hóa phải thận trọng, phù hợp.

Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp vươn ra quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bộ trưởng cũng giải đáp các vấn đề được các địa phương đặt ra như liên quan tới các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, quy hoạch, đầu tư công…

Lắng nghe từng hơi thở của doanh nghiệp

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HHĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự chỉ đạo chính xác, quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong phòng chống dịch COVID – 19, nhờ đó, ngành Dệt may Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất. Đây có thể nói là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho Dệt may Việt Nam có mức giảm thấp nhất trong xuất khẩu, xét về mặt hàng quần áo.

Ông Trường cho biết, theo số liệu cập nhật mới nhất trong ngành Dệt may thì lợi nhuận thời trang toàn cầu giảm 93%, hơn 10 chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn phá sản, khoảng 200 nghìn lao động trong chuỗi cung ứng thời trang của Mỹ đã mất việc làm.

Trong khi đó, nhờ không bị giản đoạn sản xuất nên thị phần hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt tăng trưởng 20% tại thị trường Mỹ. Trong đó, nhiều tháng đứng đầu về thị phần. Các hiệp định thương mại, FTA không bù đắp được hoàn toàn sự sụt giảm của thị trường nhưng cũng đã góp phần đỡ thiếu hụt về mặt đơn hàng.

Hàng Dệt may Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ đầu năm khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, có nhiều giải pháp tổng hợp và dịch chuyển nguồn cung. Ngay từ đầu tháng 2, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất các sản phẩm phòng dịch và bình ổn giá trong nước, các mặt hàng này đã thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng đảm bảo việc làm cho nhiều người lao động.

Ngành cũng xác định hai tài sản quan trọng nhất cần bảo vệ đó là lực lượng lao động lành nghề và vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu với mục tiêu đáp ứng ngay thị trường khi phục hồi trở lại. Chính quan điểm này đã giúp ngành dệt may đảm bảo cơ bản được việc làm cho người lao động với trên 4 triệu người dù việc ít đi, thu nhập thấp đi nhưng vẫn trên mức trung bình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Ngành Dệt may năm 2020 kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 10%, lợi nhuận giảm 15% nhưng lương của người lao động chỉ giảm 4,5%, đạt trung bình trên 8,1 triệu đồng/người/ tháng, do giảm giờ làm trên 12%, lương thực tế theo giờ tăng trên 8%.

Các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng gặp riêng ngành Dệt may 2 lần, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp chỉ đạo ngành Dệt may các sản phẩm phòng dịch, các Bộ trưởng đều có cuộc làm việc riêng để giải quyết các khó khăn của ngành trong những tháng gay gắt nhất tình hình dịch.

Năm 2021 vẫn đầy khó khăn và bất định. Xu thế giảm giá, hàng hoá đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới.

Ngành dệt may đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất 39 tỷ USD. Ông Lê Tiến Trường cũng nêu một số kiến nghị về tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lãi suất vay dài hạn. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể hơn về các FTA…

Sau phát biểu của ông Lê Tiến Trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết lãnh đạo Chính phủ luôn lắng nghe từng hơi thở của các doanh nghiệp trong phát triển đất nước.

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH NGÀY LÀM VIỆC THỨ NHẤT (Chi tiết xem tại đây...)

Chứng khoán phiên chiều ngày 28/12: VN-Index chinh phục thành công mốc 1.090 điểm

Phiên giao dịch chiều diễn ra với những rung lắc mạnh khi thị trường bất ngờ chịu áp lực bán lớn khiến VN-Index đảo chiều ...

Tổ chức triển khai thực hiện thật tốt ngay từ đầu năm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính ...

Những điểm nhấn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Quán triệt phương châm “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, ...

Theo baochinhphu.vn

Tin cũ hơn
Xem thêm