Tình huống đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu

Cập nhật: 15:08 | 26/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Dưới đây là một số tình huống đấu thầu thường xảy ra trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cũng như bên mời thầu cần lưu ý:  

tinh huong dau thau trong viec lua chon nha thau Những cuộc trúng thầu khó tin trên "sân nhà"
tinh huong dau thau trong viec lua chon nha thau Điểm tin mời thầu ngày 24/4/2019
tinh huong dau thau trong viec lua chon nha thau Gói thầu mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện như thế nào?

1. Gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, trong trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khả năng thực hiện nhưng bên mời thầu muốn lựa chọn nhà thầu khác có được không?

Theo quy định Điều 24 - Luật Đấu thầu số 43 thì:

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

tinh huong dau thau trong viec lua chon nha thau
Tình huống đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu. Ảnh minh họa

Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó.

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó.

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Vì vậy, nếu nhà thầu trước đó vẫn đủ khả năng thực hiện thì bên mời thầu không được lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện; trong trường hợp nhà thầu thực hiện trước đó không có khả năng thực hiện thì bên mời thầu có thể mời nhà thầu xếp thứ 2 trong danh sách xếp hạng nhà thầu trước đó để tực hiện (nếu nhà thầu này vẫn đủ năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá). Nếu nhà thầu này không có khả năng thực hiện thì có thể mời nhà thầu khác đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu để tiến hành mua sắm trực tiếp theo quy định của Luật đấu thầu số 43 và Nghị định số 63.

2. Đối với gói thầu tư vấn áp dụng hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu được tính như thế nào?

Khi xây dựng giá gói thầu trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có nhiều phương pháp tính giá gói thầu, trong đó có thể sử dụng phương pháp tính theo tỷ lệ % trên tổng mức đầu tư để xác định giá trị tuyệt đối gói thầu. Tuy nhiên, khi xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bên mời thầu không được cho phép nhà thầu chào theo tỷ lệ % mà phải chào cụ thể đối với từng vị trí chuyên gia, thời gian làm việc, định mức lương và các chi phí khác có liên quan (chi phí đi lại, công tác phí,...), thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí quản lý,... và các loại thuế có liên quan.

Văn Khương