Thủ tướng yêu cầu chuyển vốn khỏi những nơi không giải ngân được vốn đầu tư công

Cập nhật: 16:46 | 16/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Từ đầu tháng 8 tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển vốn từ các bộ, ngành, địa phương không giải ngân vốn đầu tư công được để tập trung cho các công trình, dự án có khả năng giải ngân.

Tiếp tục Hội nghị giao ban trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công là một cứu cánh, chứ không phải đầu tư công là nạn nhân của COVID-19.

4114 nqh00828 1594885629126154061370
Thủ tướng cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công là một cứu cánh, chứ không phải đầu tư công là nạn nhân của COVID-19 (Ảnh: VGP)

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân 6 tháng đầu năm gần 160.000 tỉ đồng, đạt 33,9% kế hoạch, cùng kì đạt 28,56% kế hoạch Quốc hội giao. Mặc dù số vốn giải ngân tăng so với cùng kì năm 2019, song số liệu cho thấy tỉ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm vẫn thấp so với yêu cầu.

Cụ thể, có ba bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 50%, 33 bộ, cơ quan Trung ương và ba địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó, có 7 bộ, cơ quan Trung ương có tỉ lệ giải ngân dưới 5%.

“Nhìn chung, thực trạng giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 6 tháng năm 2020 cơ bản tương tự như các năm trước, tỉ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm”, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết.

Cũng tại buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2020 phải giải ngân khoảng 28 tỉ USD, tương đương trên 630.000 tỉ đồng. Trong đó, địa phương chiếm gần 80%, còn lại là các bộ, ngành.

Tuy nhiên, kết quả là số vốn còn lại chưa giao chi tiết cho các dự án là hơn 27.000 tỉ đồng, chiếm gần 6% kế hoạch. Trong giải ngân thì giải ngân vốn ODA là chậm nhất. Mặc dù giải ngân năm nay cao hơn mấy năm trước, tăng 9% so với cùng kì, nhưng tình trạng trì trệ vẫn xảy ra.

Từ đầu tháng 8 tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển vốn từ các bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để tập trung cho các công trình, dự án có khả năng giải ngân.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các bộ trưởng phải có một chương trình hành động cụ thể trong việc giải ngân vốn đầu tư công và đầu tư xã hội ở ngành và địa phương mình, gửi và báo cáo cho Thủ tưởng hai tuần một lần về tình hình giải ngân.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng đề nghị trong cả nước và từng địa phương phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI và sẽ xử lí nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan không có chuyển biến.

Về vấn đề thủ tục, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành ở Trung ương phải tạo mọi điều kiện cho địa phương, tiếp tục phân cấp, giao quyền công khai, minh bạch.

Bên cạnh công khai, minh bạch, Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản.

Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội ...

Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2018

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 114/2020/QH14 phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại, điều chỉnh dự toán chi ngân sách Nhà ...

Thủ tướng: Chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khắc phục tình trạng tổ chức các đại hội thi đua hình thức, tốn kém, chống bệnh thành ...

Linh Đan

Tin cũ hơn
Xem thêm