Thời tiết diễn biến phức tạp: Hà Nội khoanh vùng dịch sốt xuất huyết

Cập nhật: 20:10 | 23/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Kết quả giám sát vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn Hà Nội những năm qua như: Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); phường Trung Tự và phường Phương Liên (quận Đống Đa); phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)… cho thấy, đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ gây dịch bệnh thời gian gần đây.

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Giao dịch căn hộ trái ngược tại Hà Nội và TP. HCM

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Địa phương thứ 12 ở ĐBSCL công bố bệnh dịch tả heo châu Phi

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Hỗ trợ hơn 350 tỷ đồng cho người chăn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Dịch tả lợn châu Phi đã “vượt biển” ra đảo

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội vừa cho biết, dự báo trong những ngày tới, thời tiết ở Hà Nội vẫn duy trì nhiệt độ từ 28 - 36 độ C và có mưa rải rác. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Kết quả giám sát véctơ muỗi các tuần gần đây đều có xu hướng tăng cao. Từ ngày 10 - 16/06, ghi nhận 77 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 9 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến ngày 16/06 của toàn thành phố lên 548 ca. Bệnh nhân sốt xuất huyết phân bố tại 19 quận huyện, 43 xã phường.

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Đáng chú ý, kết quả giám sát vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn Hà Nội những năm qua như: Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); phường Trung Tự và phường Phương Liên (quận Đống Đa); phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); xã Tân Triều (huyện Thanh Trì)… cho thấy, đã có sự gia tăng về chỉ số nguy cơ gây dịch bệnh thời gian gần đây.

Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát véctơ và côn trùng truyền bệnh; giám sát trước và sau chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó tổ chức 71 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết tại 12 quận, huyện.

Cùng với các hoạt động trên, Hà Nội tiếp tục duy trì thường trực đội chống dịch cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và của các trung tâm y tế quận, huyện; duy trì các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch. Đồng thời tập huấn cho cán bộ y tế các quận, huyện về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh.

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 5, cả nước đã ghi nhận hơn 57.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong, số ca mắc cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018.

Bộ Y tế cũng cho biết sốt xuất huyết sẽ phức tạp nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời. Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết có sự phức tạp khi bệnh không tập trung mùa mà lưu hành quanh năm.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Do diễn biến và ảnh hưởng của thời tiết, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng và có thể diễn biến phức tạp nếu chúng ta không có các biện pháp quyết liệt để phòng chống.

Để phòng bệnh, mỗi người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…

Mỗi người dân cần chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi.

Những hiểu nhầm “chết người”

Ngoài một bộ phận người dân chủ quan với dịch, rất nhiều người dân khác vẫn có những nhận thức không đúng về bệnh này, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đặc biệt, một số người mắc sốt xuất huyết nhưng tự ý điều trị ở nhà, điều trị theo phương pháp phản khoa học, dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet

Phun hóa chất diệt muỗi sốt xuất huyết chỉ có tác dụng trong một thời điểm nhất định

Từ thực tiễn khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ ra một số hiểu nhầm tai hại thường gặp ở nhiều người dân trong phòng chống, điều trị sốt xuất huyết như sau:

Thứ nhất, rất nhiều người nghĩ rằng với sốt xuất huyết thì bị một lần rồi sẽ không mắc lại nữa. Thực tế, virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus này thì vẫn có thể bị mắc lại chủng virus khác và thậm chí lần mắc sau còn nặng hơn lần trước.

Thứ hai, nhiều người bệnh mắc sốt xuất huyết, qua điều trị đã giảm sốt hoặc hết sốt thì lập tức dừng điều trị vì nghĩ giảm sốt là hết bệnh.

Thực tế, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao, từ ngày thứ tư trở đi thì giảm sốt. Tuy nhiên đây lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh vì giai đoạn này người bệnh có thể có những biến chứng nặng.

Thứ ba, nhiều người bệnh khi bị sốt xuất huyết tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau về uống, phổ biến nhất là uống 2 loại thuốc Aspirin và ibuprofen.

Thực tế, 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh sốt xuất huyết trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Lý do vì bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu, trong khi đó thuốc aspirin và ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Hơn nữa, Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu.

Thứ tư, vẫn có những người hiểu nhầm rằng tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ lây bệnh. Thực tế, sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh mà chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Một sai lầm thường gặp nữa là nhiều người dân cho rằng chỉ cần phun thuốc muỗi một lần là yên tâm không lo mắc bệnh. Thực tế, sau khi phun thuốc diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt đàn muỗi gây bệnh ở thời điểm đó. Khoảng một vài ngày sau, những đàn muỗi ở khu vực xung quanh nếu chưa bị tiêu diệt vẫn có thể bay vào nhà, tấn công và truyền bệnh cho người....

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet
Buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi... là các dấu hiệu để nhận biết sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Sốt xuất huyết nếu phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ sẽ khỏi nhanh, không để lại di chứng. Các dấu hiệu bệnh quan trọng cần chú ý như sốt cao, buồn nôn, đau bụng, phát ban, chảy máu mũi, chảy máu răng, xuất huyết tiêu hóa, mệt mỏi, vật vã, li bì...

Khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Chủ động phòng bệnh

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào mùa mưa do nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn phát triển. Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắcxin phòng. Cách kiểm soát chủ yếu là xua muỗi, diệt muỗi, diệt loăng quăng ở những nơi muỗi thường cư trú, ngăn chặn khả năng truyền virus.

thoi tiet dien bien phuc tap ha noi khoanh vung dich sot xuat huyet
Xua muỗi, diệt muỗi, diệt loăng quăng ở những nơi muỗi thường cư trú giúp phòng ngừa sốt xuất huyết

Bạn cũng nên thay nước bình hoa, cho muối vào chén nước kê chân chạn, thả cá vào dụng cụ chứa nước, thu gom vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh. Mắc màn khi đi ngủ, mặc áo dài tay, sử dụng sản phẩm chống muỗi như kem chống muỗi, xịt chống muỗi... cũng góp phần ngăn ngừa bệnh.

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm