Thị trường chứng khoán kỳ vọng đảo chiều, BĐS và dầu khí tiếp tục hút tiền

Cập nhật: 12:05 | 05/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán bất ngờ giảm mạnh ngay trong đầu phiên. Đáng chú ý, nhóm BĐS và dầu khí tiếp tục là điểm sáng khi hút được dòng tiền lớn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 5/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu kém sắc với 90 mã tăng, 375 mã giảm, qua đó lui về vùng 1.259 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 10,8 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, PLX, GAS, VIC là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, PLX là mã tích cực nhất nhóm với biến động trên 1% trong phiên giao dịch sáng nay. Ngược chiều, VRE giảm gần 2% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.

Thị trường chứng khoán kỳ vọng đảo chiều, BĐS và dầu khí tiếp tục hút tiền
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục nằm sàn với thanh khoản lớn sau thông tin hủy niêm yết.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền phát tín hiệu suy yếu, dẫn tới đà giảm bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. HHS là mã tích cực nhất nhóm khi duy trì sắc vàng tham chiếu. Chiều ngược lại, các mã cùng ngành như VND, SSI, BSI, FTS,... đồng loạt giảm điểm với thanh khoản tương đối lớn.

Trong diễn biến khác, dòng tiền có phần suy yếu đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, HDB là cổ phiếu giữ giá. Chiều ngược lại, các mã cùng ngành như TPB, MBB, VIB, TCB... đồng loạt giảm điểm với mức độ khác nhau.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 5/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 4/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 242 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 52 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, BVS tiếp tục cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần 4% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, VCS bất ngờ giảm 3% với thanh khoản kỷ lục.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 19 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 297 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 20.100 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 14,5 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 883 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.300 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực giảm điểm do diễn biến tiêu cực của nhóm ngân hàng. Tại nhóm VN30, STB chưa thể lấy lại sắc xanh, qua đó đóng cửa dưới mức giá 30.000 đồng/

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện diễn biến cùng chiều với thị trường chứng khoán quốc tế. Trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số Dow Jones giảm 530,16 điểm, tương đương 1,35%, xuống 38.596,98 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ tháng 3/2023, nối dài chuỗi phiên giảm liên tiếp lên con số bốn. Chỉ số S&P 500 giảm 1,23% xuống 5.147,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite “đi lùi” 1,4% xuống 16.049,08 điểm.

Cả ba chỉ số đều đảo chiều mạnh vào cuối phiên khi xuống thấp hơn 2% so với số điểm cao nhất ghi nhận trong ngày. Biên độ giao động của chỉ số Dow Jones được ghi nhận lên tới hơn 860 điểm.

Nguyên nhân dẫn tới đà giảm mạnh của thị trường chủ yếu do Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari dội “gáo nước lạnh” vào thị trường khi bày tỏ sự băn khoăn về việc Ngân hàng trung ương Mỹ có nên cắt giảm lãi suất sớm hay không, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến lạm phát vẫn còn khó lường như ở thời điểm hiện tại. Quan điểm của ông hòa chung cùng các quan chức Fed khác, vốn cho rằng cơ quan này không nóng vội trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ngay lập tức bật tăng sau phát biểu trên lên 4,305% dù trước đó giảm mạnh từ ngưỡng cao nhất tính từ đầu năm 4,429% thiết lập trong phiên giao dịch trước đó. Đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ gây áp lực lên thị trường cổ phiếu.

DowJones tiếp tục rơi 500 điểm sau phát biểu của quan chức FED

Theo phát biểu của quan chức FED, việc hạ lãi suất sẽ không thể diễn ra sớm như dự kiến.

Cổ phiếu neo vùng đỉnh, lãnh đạo ngành thép đồng loạt "xả hàng"

Theo cập nhật mới nhất, lãnh đạo các doanh nghiệp thép đồng loạt "xả hàng" trong bối cảnh cổ phiếu neo ở vùng đỉnh.

Đâu là chiến lược đầu tư chứng khoán đúng đắn trong tháng 4?

Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS Research) vừa có báo cáo chiến lược tháng 4 cùng khuyến nghị hành động cho ...

Thành An