Sự khác biệt giữa đấu thầu rộng rãi và hạn chế

Cập nhật: 09:55 | 27/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu sẽ có điểm riêng, không hình thức nào giống hình thức nào. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức áp dụng cụ thể thì phải đảm bảo đủ điều kiện với hình thức lựa chọn nhà thầu đó.  

su khac biet giua dau thau rong rai va han che Dự án nghìn tỷ tại An Giang: Các nhà thầu cạnh tranh đến "phút 89"
su khac biet giua dau thau rong rai va han che Danh tính nhà thầu trúng gói thầu hơn 322 tỷ của TKV
su khac biet giua dau thau rong rai va han che 2 gói thầu của Viettel lần lượt có chủ

Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2014; Nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2015.

su khac biet giua dau thau rong rai va han che
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

1. Đấu thầu rộng rãi:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 Luật đấu thầu 2013: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự”.

Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đâu thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Đấu thầu”. Đây là hình thức lựa chọn được nhà thầu tốt nhất mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại nhiều khó khăn cho bên mời thầu khi phải quản lý số lượng lớn hồ sơ, chi phí cho hoạt động tổ chức đấu thầu cũng kéo theo thời gian thực hiện công tác tổ chức cũng dài. Đồng thời, có thể xảy ra trường hợp nhà thầu liên kết với nhau để đẩy giá trúng thầu.

2. Đấu thầu hạn chế:

Theo quy định tại Điều 21 Luật Đấu thầu:

“Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.

Đấu thầu hạn chế là hình thức chỉ có một số lượng nhà thầu nhất định tham gia dự thầu (ít nhất là ba nhà thầu), được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Ưu điểm của hình thức này là bên mời thầu tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, do sự lựa chọn ít nên trong nhiều trường hợp bên mời thầu chưa chắc đã lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Hình thức này không tạo ra được môi trường cạnh tranh lớn nhất giữa các nhà thầu, vì thế có thể giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Trong trường hợp một số nhà thầu được chọn nhỏ hơn 5 thì bên mời thầu phải thông báo công khai và báo cáo chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét. Danh sách nhà thầu tham dự do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về năng lực, kinh nghiệm. Điều kiện áp dụng hình thức này chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu gói thầu, do yêu cầu của nguồn vốn sử dụng và do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

Chính vì tính đặc thù và đòi hỏi kĩ thuật cao mà đấu thầu hạn chế chỉ cần lập danh sách ngắn các nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng đủ yêu cầu mà không cần các bước sơ thuyển, thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu mà chỉ gửi thư mời thầu. Danh sách ngắn phải có tối thiểu 3 nhà thầu trở lên, phải được phê duyệt bởi người có thẩm quyền. Cụ thể theo quy định tại khoản 7, điều 4 Luật đấu thầu 2013 và khoản 2,3 Nghị định 64/2014.

Đối với đấu thầu hạn chế:

a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu.

b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.

Hoài Dương