Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi lý giải nguyên nhân vỡ kênh 4.300 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Cập nhật: 16:49 | 07/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Sau khi xảy ra sự cố vỡ kênh thủy lợi (ở xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vào ngày 27/12/2020, chủ đầu tư công trình này đã huy động nhân lực, vật lực ngày đêm khắc phục sự cố và cho thông dòng, cấp nước trở lại vào 16h chiều ngày 5/1 vừa qua.

Đấu giá Trung tâm Văn hóa, Thể dục thể thao huyện Cẩm Thủy giá khởi điểm hơn 130 tỷ đồng

Thông dòng kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã cấp nước kịp thời cho 28.000 ha đất nông nghiệp

Thanh Hóa: Cửa hàng xăng dầu trái phép tồn tại giữa lòng thành phố suốt nhiều năm

2202-136448585-799925540609820-8777841126272339399-n
Ông Đồng Văn Tự - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ nguyên nhân dẫn đến vỡ kênh và cách khắc phục

Chi sẻ với các cơ quan báo đài ngay tại buổi thông dòng tuyến kênh, ông Đồng Văn Tự - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân tích rất tỷ mỉ về các nguyên nhân dẫn đến đoạn kênh bị vỡ.

Theo ông Tự, nguyên nhân dẫn đến sự cố được xác định là do dưới chân kênh có một khe nước chảy ngầm được tạo giữa hai quả núi. Khe này bên dưới có lớp bùn sâu, sau nhiều năm nước chảy qua tạo nên rỗng và xoáy ngầm, rồi dẫn đến sự cố.

Nắm được nguyên nhân ấy, để xử lý triệt để chúng tôi đã ứng xử bằng cách, móc hết bên dưới bùn và làm bằng gối đá, những gối đá này sẽ thông ra hạ lưu, giúp cho mạch nước ngầm thoát ra. Cùng với đó, tại nơi tiếp giáp giữa đá và đất, đơn vị cũng cho rải 2 lớp vải lọc, tránh đất bị tụt xuống gối đá. Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng đã chỉ đạo, rà soát lại tổng thể toàn bộ tuyến kênh này, những điểm xung yếu, sẽ đề xuất Bộ đưa vào trung hạn xử lý triệt để, đảm bảo an toàn lâu dài, tránh trường hợp tương tự xảy ra

Lý giải thuyết phục nguyên nhân vỡ kênh Bắc sông Chu   Nam sông Mã
Sau thời gian làm việc liên tục cả ngày đêm, đến 16 giờ ngày 5/1, tuyến kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã được thông dòng phục vụ nước tưới kịp thời cho gần 30.000ha đất nông nghiệp

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm xử lý các sự cố tương tự, vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm: Riêng về sự cố vỡ kênh thì xảy ra ở nước ta rất nhiều, nếu không phát hiện ra dòng chảy ngầm, mà tiến hành đắp bằng đất (không phải đá) thì dần dần sẽ xảy ra xói ngầm và sập vỡ. Không nắm bắt được các dòng chảy ngầm này thì đất bị xói là đương nhiên.

Nói về chất lượng tuyến kênh sau khi kiểm tra, ông Đồng Văn Tự khẳng đinh: Chất lượng ban đầu của tuyến kênh là đảm bảo theo thiết kế, tuy nhiên, trong quá trình vận hành cần phải kiểm đếm, đánh giá lại những khiếm khuyết từ thiết kế, thi công, bảo hành. Hiện, tuyến kênh này cần đánh giá tổng thể lại để bảo trì công trình. Đối với những điểm bị hư hỏng đều có nguyên nhân của nó, còn lúc ban đầu thi công thì chưa bộc lộ ra và quan trong hơn là; khi phát hiện những hư hỏng này thì cần phải ứng xử, khắc phục ngay, nhằm đảm bảo an toàn lâu dài.

Như đã thông tin trước đó, sáng 27/12/2020, kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đoạn qua địa phận thôn Minh Lãi (xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc) bất ngờ bị đứt gãy, tụt sâu khoảng 1,5-2m, dẫn đến vỡ kênh.

Đoạn kênh bị vỡ có chiều dài 70m (từ vị trí K5+170 đến K5+240) thuộc hạng mục cầu máng Sông Âm trên kênh chính Bắc sông Chu - Nam sông Mã. Tuyến kênh này có tổng mức đầu tư là 4.300 tỷ đồng được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013 và chính thức được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2014. Trong hơn 6 năm, hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã vận hành đảm bảo đúng năng lực thiết kế, phát huy tốt hiệu quả cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, chống hạn, dân sinh và chưa có sự cố.

Kiều Vượng

Tin cũ hơn
Xem thêm