Phiên chiều nhiều cảm xúc, chứng khoán kết tuần vượt mốc 1.285

Cập nhật: 15:26 | 23/08/2024 Theo dõi KTCK trên

Lại một ngày chứng khoán yếu thanh thanh khoản, tuy nhiên, chỉ số chính VN-Index vẫn tìm lại được sắc xanh để khép lại tuần giao dịch tương đối "có hậu"...

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng cuối tuần 23/8, chỉ số chính VN-Index mở cửa chớm xanh nhưng đã nhanh chóng đảo chiều điều chỉnh giảm do áp lực bán xuất hiện ngay sau đó.

Tuy nhiên, lực bán không quá lớn và dòng tiền vẫn luôn chực chờ để nhập cuộc đã khiến chỉ số chính VN-Index khó giảm mạnh. Chỉ số chung có lúc thủng mốc 1.280 điểm, tuy nhiên đã nhanh chóng đảo chiều bật hồi và biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu, thanh khoản vẫn chưa có sự cải thiện.

Đóng cửa phiên hôm nay, sàn HOSE có 172 mã tăng và 221 mã giảm, VN-Index tăng 2,54 điểm (+0,20%) lên mức 1285,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 724 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 16,8 nghìn tỷ đồng.

Phiên chiều nhiều cảm xúc, chứng khoán kết tuần vượt mốc 1.285
Các chỉ số chính đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/8

Cổ phiếu nhóm VN30 sau phiên sáng kém khả quan cũng đã kịp trở lại mạnh mẽ vào phiên chiều, chốt phiên tăng hơn 2,5 điểm với 13 mã giảm và chỉ 8 mã giảm.

Tăng tốt nhất nhóm VN30 là cổ phiếu bảo hiểm BVH của Tập đoàn Bảo Việt với mức tăng 3,35%, thị giá đạt mức 61.000 đồng/cổ phiếu, thanh khoản hơn 1,8 triệu đơn vị.

Theo ngay sau là cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với mức tăng 1,87%, thanh khoản đạt hơn 2 triệu đơn vị.

SSI, HPG và CTG là 3 mã tiếp theo tăng hơn 1%, thanh khoản lần lượt đạt 15, 22 và 9 triệu đơn vị.

Chiều giảm điểm, không có cái tên nào quá tiêu cực, ngoại trừ VRE giảm hơn 1% khớp 7,3 triệu đơn vị, các mã giảm điểm khác đều chỉ mất dưới 1%.

Quán quân thanh khoản của nhóm hôm nay gọi tên VPB của VPBank với 23,7 triệu đơn vị, đóng cửa đứng giá tham chiếu.

Tâm điểm đáng chú ý trên HOSE hôm nay là cổ phiếu EVG khi nhận lực cầu hấp thụ mạnh và đã sớm khoe sắc tím. Đóng cửa EVG tăng 6,9% lên mức 6.970 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt hơn 4,1 triệu đơn vị và dư mua trần tới gần 0,5 triệu đơn vị.

Trái lại, cặp đôi AAA và APH đều chịu áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên sau thông tin các lãnh đạo doanh nghiệp đua nhau đăng ký bán ra cổ phiếu. Đóng cửa AAA giảm 2,82% với thanh khoản sôi động, đạt hơn 14,5 triệu đơn vị. Tiêu cực hơn, APH thậm chí còn "nằm sàn", thị giá giảm về 7.630 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 10 triệu đơn vị.

Xét về nhóm ngành, các nhóm trụ cột và nhóm lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản đều điều chỉnh, tuy nhiên mức điều chỉnh là không quá đáng kể.

Ở nhóm chứng khoán, không có mã nào đóng vai trò dẫn dắt, trong đó VIX vẫn là cổ phiếu giao dịch tốt nhất ngành, đạt 28,5 triệu đơn vị và chốt phiên đứng giá tham chiếu.

Trên sàn HNX, áp lực bán là có, nhưng lực cầu tỏ ra mạnh tay hơn khiến chỉ số chính bất ngờ kết phiên tăng khá tốt.

Đóng cửa, sàn HNX có 74 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index tăng 1,60 điểm (+0,67%) lên mức 240,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 68,4 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 1,3 nghìn tỷ đồng.

Sàn HNX hôm nay chứng kiến cổ phiếu chứng khoán SHS tiếp tục có thanh khoản tốt nhất thị trường với hơn 10,2 triệu đơn vị, chốt phiên tăng nhẹ 0,6% lên 16.800 đồng/cổ phiếu.

Bộ 3 cổ phiếu nhà APEC sau phiên bùng nổ hôm qua, đến phiên hôm nay đã phần nào bình thường trở lại, với API chốt phiên tăng 3,53% và khớp 3,2 triệu đơn vị, IDJ tăng 1,43% và khớp 3,6 triệu đơn vị, còn APS ngược chiều giảm 1,3% và khớp gần 1,3 triệu đơn vị.

Trên thị trường UPCoM, chỉ số chính sau thời gian đầu phiên rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu, kết phiên kém may mắn hơn 2 sàn chính và đánh mang sắc đỏ.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,08%) xuống 94,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 45 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 546 tỷ đồng.

Các mã có thanh khoản lớn trên UPCoM hôm nay đều đỏ lửa. BSR dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 7 triệu cổ phiếu giao dịch, đóng cửa giảm 0,83%.

Các mã còn lạ như OIL, HTP, POM hay VGT đều khớp hơn 2 triệu đơn vị, đóng cửa cũng trong trạng thái mất điểm.

Lý giải pha bứt tốc của cổ phiếu VRE (Vincom Retail)

Kể từ khi rơi xuống đáy giá lịch sử 16.800 đồng/cổ phiếu ở phiên 05/8, cổ phiếu VRE đã có đà tăng ấn tượng, bất ...

Công ty chứng khoán nói gì về định giá cổ phiếu nhóm VN30 thời điểm hiện tại?

ACBS đưa ra báo cáo chiến lược cuối năm 2024 với nhiều gợi ý về thị trường và nhóm ngành có triển vọng như bất ...

Lạ kỳ cổ phiếu CTP: Cắt margin vẫn tím, suốt nhiều năm chỉ 2-3 nhân viên, các lãnh đạo đồng loạt xin nghỉ

Toàn bộ lãnh đạo nộp đơn xin từ nhiệm, bị HNX cắt margin, thế nhưng đà tăng dựng đứng của cổ phiếu CTP vẫn chưa ...

Nguyên Nam

Tin cũ hơn
Xem thêm