Phát hiện gần 2.800 sản phẩm Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam

Cập nhật: 09:47 | 03/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Lực lượng chức năng vừa thu giữ hơn 7 tấn chăn, màn, gối, nệm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng gắn nhãn mác xuất xứ Việt Nam.

phat hien gan 2800 san pham trung quoc gia mao xuat xu viet nam

Phát hiện số lượng lớn quần áo nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam và Hàn Quốc

phat hien gan 2800 san pham trung quoc gia mao xuat xu viet nam

Bắt giữ 1 container phụ kiện điện thoại Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam

Theo đó, ngày 02/11 Cục Hải quan TPHCM phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) - Công an TPHCM, và Biên phòng Hồ Chí Minh kiểm tra phát hiện 01 container hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam được nhập khẩu từ Trung quốc.

Cụ thể, số hàng trong container gồm 2.780 sản phẩm, là chăn, màn, gối, nệm với tổng số lượng 317 kiện carton, trọng lượng hơn 7 tấn, trị giá 591 triệu đồng đều được Công ty TNHH Cao su Talalay Viet Nam khai báo và cung cấp giấy chứng nhận là xuất xứ từ Trung Quốc để hưởng thuế suất ưu đãi.

phat hien gan 2800 san pham trung quoc gia mao xuat xu viet nam
Lực lượng chức năng kiểm tra thực tế hàng hóa bên trong container

Qua thực tế kiểm tra, bên ngoài các kiện hàng carton đều có dán giấy “Made in China” (xuất xứ từ Trung Quốc) để qua mặt cơ quan hải quan. Tuy nhiên thực tế bên trong toàn bộ nhãn mác đi liền với sản phẩm đều ghi tên và địa chỉ đơn vị sản xuất là Việt Nam.

Theo Cục Hải quan TPHCM, trong diễn biến căng thẳng kinh tế Mỹ - Trung hiện nay, không loại trừ khả năng doanh nghiệp lợi dụng Việt Nam làm nơi chuyển tải bất hợp pháp hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mang nhãn Việt Nam để xuất khẩu đi nước thứ ba. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra xử lý theo quy định.

Trước đó, vào tháng 10, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 củng các cơ quan chuyên trách cũng phát hiện lô hàng gần 8.500 sản phẩm quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc, giả mạo xuất xứ Việt Nam, Hàn Quốc.

Cục Hải quan Bình Dương cũng đã kịp thời ngăn chặn lô hàng xe đạp Trung Quốc ghi “Made in Vietnam” chuẩn bị xuất khẩu sang Mỹ, với trị giá trên 600 triệu đồng.

Theo khai báo của doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu là xe đạp thực hiện lắp ráp tại Việt Nam, xuất xứ Trung Quốc. Thế nhưng qua soi chiếu, kiểm tra thực tế, hải quan phát hiện trên bao bì đóng gói sản phẩm và thân xe có ghi “Made in Việt Nam”. Ghi nhận bước đầu cho thấy, tại Việt Nam doanh nghiệp chỉ lắp ráp xe ở công đoạn cuối cùng, không phải thực hiện một công đoạn gia công nào.

Hùng Dũng

Tin liên quan