Nợ không trả thì chủ nợ có quyền lấy đồ để trừ nợ không?

Cập nhật: 05:18 | 19/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Anh tôi đào đầm tôm cho anh B hết 47 triệu đồng nhưng 4 năm nay anh B không trả tiền, xuống đòi thì anh B trốn không gặp. Sau đó, anh tôi sang 2 nhà hàng xóm bên cạnh bảo họ là vào lấy đồ để trừ bớt số nợ. Hôm sau anh B đâm đơn kiện anh tôi tội ăn cắp đồ. Công an huyện kết luận anh tôi phạm tội ăn cắp và thi hành án tù. Còn anh B thắng kiện. Xin hỏi như thế đúng hay sai?  

no khong tra thi chu no co quyen lay do de tru no khong Mang xe ô tô cho thuê tự lái đi cầm cố phạm tội gì?
no khong tra thi chu no co quyen lay do de tru no khong Đốt pháo ngày Tết phạm tội gì?
no khong tra thi chu no co quyen lay do de tru no khong Bất thường đằng sau phiên đấu giá bị hủy tại HUD4

Trả lời:

1. Về căn cứ pháp lý

- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về an ninh trật tự; phòng, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Luật sư tư vấn

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì việc cho vay tiền được xem là giao kết hợp đồng vay tài sản theo quy định trong Bộ luật Dân sự. Dó đó nếu anh B nợ tiền mà không trả thì anh bạn có thể khởi kiện tại tòa án nơi anh B cư trú để yêu cầu cơ quan xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Còn việc anh bạn lấy đồ đạc tài sản của anh B để trừ nợ thì đó là hành vi trái pháp luật, tùy hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nếu những thông tin mà bạn cung cấp là chính xác thì việc anh bạn bị phạt tù với hành vi trộm cắp tài sản là không thuyết phục bởi vì cấu thành của hành vi trộm cắp là chưa đủ.

Bởi vì tội trộm cắp tài sản được hiểu là: Là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách lén lút, nhằm không cho chủ quản lý tài sản biết có việc chiếm đoạt xảy ra. Người phạm tội thực hiện hành vi cũng mong muốn che giấu hành vi chiếm đoạt. Việc che dấu này thường là che giấu cả về hình thức và tính chất bất hợp pháp của hành vi, nhưng cũng có trường hợp chỉ cần che giấu tính bất hợp pháp của hành vi, cũng được coi là hành vi chiếm đoạt có tính lén lút. Hành vi trộm cắp tài sản phải tác động đến tài sản đang có người khác quản lý. Những tài sản đã thoát ly sự quản lý của chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp thì không coi là đối tượng chiếm đoạt của hành vi trộm cắp. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản, tùy vào loại tài sản và vị trí để tài sản mà thời điểm chiếm đoạt được tài sản có thể được xác định khác nhau với từng trường hợp cụ thể.

Như vây, ở đây anh bạn có nói với 2 nhà hàng xóm bên cạnh chứ không phải lén lút lấy nên việc kết luận anh bạn phạm tội trộm cắp tài sản là chưa chính xác. Ở đây có dấu hiệu của hành vi Công nhiên chiếm đoạt tài sản: Chiếm đoạt tài sản là (Hành vi) cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì:

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Nếu chưa đủ cấu thành hình sự thì anh bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trai phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác

Tóm lại, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, thì việc lấy đồ trừ nợ khi không được sự đồng ý của con nợ là hành vi trái phép, không được pháp luật thừa nhận. Người thực hiện việc lấy đồ sẽ bị xử lý theo các chế tài theo quy định pháp luật tùy thuộc vào hành vi, mức độ nguy hiểm và những thiệt hại thực tế xảy ra.

Vì vậy, để thực hiện quyền yêu cầu trả nợ theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích của mình không bị xâm hại, người cho vay có thể thông qua các thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

Minh Dương

Tin liên quan