Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P2)

Cập nhật: 05:00 | 22/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao bạn không tiến bộ nhanh trong công việc, tại sao bạn luôn bị bỏ qua mỗi khi đến dịp xét thưởng, tăng lương, hay các dự án quan trọng. Câu trả lời có thể chính là từ bạn, những thói quen xấu, tật xấu vô tình làm ảnh hưởng đến sự  nghiệp.  

nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p2 Làm sao để có kỹ năng ra quyết định hiệu quả và chính xác?
nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p2 Những thói quen nên làm mỗi ngày để thông minh hơn
nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p2 Xây dựng thương hiệu thành công (P1)

1. Chẳng làm gì vào cuối giờ làm việc

Bây giờ là 5h30. Và bạn có hẹn ăn tối cùng bạn bè lúc 6h ngay khi hết giờ làm. Trong thời gian 30 phút đó bạn làm gì? Bạn có kiểm tra email liên tục cho hết giờ và chẳng làm thêm được việc gì ra hồn không? Hay bạn chỉ lo dọn dẹp mọi thứ, tán gẫu cùng đồng nghiệp, hoặc chăm chăm nhắn tin?

Cuối ngày đa phần ai cũng dễ rơi vào tình huống này, nhưng đồng nghiệp và sếp bạn có thể để ý những “hành tung” của bạn đấy.

nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p2
Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn

Bạn hãy tập thói quen sử dụng khoảng thời gian cuối ngày nghiêm túc hơn và cũng để giúp cho sự nghiệp của bạn nữa. Cuối ngày bạn không cần phải hoàn thành một việc gì đó quá lớn lao hoặc đòi hỏi nhiều công sức, nhưng bạn có thể dùng khoảng thời gian này để sắp xếp lại nhiều thứ: Lên lịch làm việc sáng hôm sau hoặc làm những việc nhỏ mà bạn chưa làm được (như dọn bàn làm việc hoặc cập nhật danh sách những việc đã làm).

2. Không có đóng góp có nghĩa

Nói một điều gì đó vô nghĩa theo kiểu "cho có" tại một cuộc họp sẽ chẳng mang lại kết quả gì. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị trước mỗi cuộc họp và nên nhớ rằng trong việc chia sẻ ý kiến, chất lượng tốt hơn số lượng.

3. Không trả lời email

Không trả lời mail trong khoảng thời gian hợp lý khiến người khác thất vọng và làm đồng nghiệp nghĩ rằng họ không xứng đáng để bạn dành thời gian. Ngoài ra, còn những hậu quả như lỡ hạn chót công việc, làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.

4. Không biết tự “PR” công việc của mình

Có thể bạn luôn hoàn thành tốt công việc của mình, nhưng nếu không ai biết về nó thì cũng chẳng ích gì cho uy tín của bạn, lương của bạn, hay những cơ hội mới. Hãy làm sao để sếp biết được mọi thành tích, nỗ lực của bạn, từ chuyện thuyết phục được một khách hàng khó tính cho đến việc giải quyết nhanh chóng một trục trặc của hợp đồng... tất cả những gì nổi bật bên ngoài công việc thường ngày cảu bạn.

5. Ra quyết định hấp tấp

Hành vi ra quyết định hấp tấp, vội vã không được phép xuất hiện trong công việc, dù đó là sự phản ứng lại ngay khi sếp nói điều gì đó bạn không thích, hay nhận ngay một công việc mà không suy nghĩ kỹ càng. Nên nhớ rằng những quyết định trong công việc sẽ có ảnh hưởng rộng đến ví tiền , danh tiếng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.

6. Không biết tự khẳng định

Có thể nhiều người cho rằng, sự khiêm tốn, không chơi trội là cách tốt để có một công việc thành công, tuy nhiên quá rụt rè, thiếu quyết đoán sẽ làm hại cho sự nghiệp. Nếu bạn tin rằng một quyết định là sai, một dự án có thể là một thảm hoạ, hay bạn xứng đáng được khen thưởng, thì một nhà quản lý tốt sẽ muốn bạn phát biểu. Tất nhiên, có sự khác nhau giữa việc tự khẳng định và việc tự cao tự đại một cách quá lố. Tuy nhiên, đưa ra quan điểm của mình một cách chuyên nghiệp là chìa khoá để thành công trong nghề nghiệp.

7. Nước đến chân mới nhảy

Luôn để mọi việc tới phút chót mới xử lý không chỉ khiến bạn bị áp lực mà còn ảnh hưởng tới tiến độ của những người làm cùng dự án. Nếu xảy ra sự cố, bạn sẽ là người đầu tiên bị chỉ mặt gọi tên.

8. Thô lỗ

Hành vi khiếm nhã khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh và sếp đánh giá thấp. Hãy nhớ rằng, lịch sự là yếu tố quan trọng để thu phục lòng người.

9. Không tập trung vào các mục tiêu dài hạn

Tập trung vào công việc hàng ngày là điều quan trọng, nhưng suy nghĩ về tương lai sự nghiệp cũng quan trọng không kém. Bạn đừng chỉ quan tâm tới khoản tiền thưởng nóng, mà phải cân nhắc những yếu tốt ảnh hưởng tới sự nghiệp tương lai của chính mình.

10. Thiếu kết nối với những người cùng ngành

Không có mối quan hệ với những người làm cùng ngành là điều bất lợi lớn đối với bạn, đặc biệt là những ngày bắt đầu sự nghiệp. Dù không làm lâu ở một ngành, việc giữ mối quan hệ với những người liên quan sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tương lai.

11. Nói dối

Điều tồi tệ nhất của việc nói dối là bị phát hiện. Một khi bị phát hiện là nói dối, dù chỉ là một chuyện nhỏ nhặt nhất thì uy tín của bạn cũng bị phá huỷ và cực kỳ khó để khôi phục lại như trước. Dù cho bạn có luôn trung thực trong 3 năm liền nhưng bạn vẫn bị nhớ đến là một người đã từng nói dối và do đó không thể được tin tưởng hoàn toàn.

12. Không chịu học hỏi công nghệ mới

Ok, bạn có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái, hài lòng với cách thức làm việc hiện tại của mình và vì vậy không cần thiết phải mất thời gian học hỏi những công nghệ mới nhất làm gì. Tuy nhiên, nếu bạn cứ từ chối học những cách làm việc mới, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các đồng nghiệp, những người không ngại với sự thay đổi. Nếu bạn cứ phải in email ra để đọc và soạn thư trả lời, hay cứ phải vào thư viện để tìm kiếm thông tin thay vì lên Google, bạn sẽ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp về sự thích ứng của bạn trong công việc.

Lương Đức

Tin liên quan