Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P1)

Cập nhật: 09:58 | 21/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có những thói quen xấu, tật xấu hoặc nhiều các hành vi vô tình “giết chết” sự nghiệp của bạn.  

nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p1 Những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công (P3)
nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p1 Những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công (P2)
nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p1 Những mẹo “nhờ vả” người khác giúp đỡ thành công (P1)

1. Cô lập bản thân

Làm xong việc của bạn và hòa hợp được với đồng nghiệp không phải lúc nào cũng là hai việc mà bạn có thể hoàn thành song song được, đặc biệt là trong những lúc gấp rút. Có thể bạn muốn làm việc qua giờ trưa thay vì đi ăn cùng đồng nghiệp, và có khi bạn nghĩ rằng gắn tai nghe vào để nghe những bài nhạc yêu thích và tập trung làm được nhiều việc hơn. Hoặc bạn chẳng màng làm quen với đồng nghiệp mới nếu như bạn biết rằng bạn sẽ hiếm khi làm việc cùng họ.

Dù ý định của bạn có vẻ có lý nhưng bạn đang tự cô lập mình với đồng nghiệp, và việc này chẳng có lợi gì cho bạn. Khi bạn dành thời gian cho họ như việc bạn cùng công ty tổ chức sinh nhật cho từng nhân viên, họ cũng sẽ lắng nghe bạn (và cả ý tưởng của bạn) nhiều hơn, và sẽ giúp bạn phối hợp làm việc hiệu quả hơn.

nhung tat xau lam anh huong den su nghiep cua ban p1
Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (Ảnh minh họa)

2. Bạn không thích nghi với văn hóa công ty

Mọi công ty đều hoạt động theo những quy tắc ứng xử, cách giao tiếp xã hội riêng. Nếu bạn không thích nghi với văn hóa đó thì có thể khiến bạn bị từ chối hoặc bị phê phán. Ngoài ra, việc đó chứng tỏ bạn xa lánh đồng nghiệp và không quan tâm đến việc tạo mối quan hệ tích cực nơi làm việc.

3. Bào chữa thay vì nhận lỗi

Nhiều người thường đợi đến ngày dự án tới hạn rồi bào chữa, giải thích với sếp rằng vì bản thân không quản lý thời gian tốt… Không nhận trách nhiệm đối với lỗi lầm mà bạn gây ra, thay vào đó cứ tiếp tục bào chữa sẽ khiến bạn thất bại.

4. Ngồi lê đôi mách (quá nhiều)

Tác giả Steve Albrecht có viết một bài báo cho tạp chí Psychology Today rằng “Môi trường làm việc là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn nhiều chuyện tốt nhất”. Nhiều lời đồn đại lan truyền quá nhanh mà chẳng có ích gì cho công việc. Nhiều nhân viên có thể cho rằng việc ngồi lê đôi mách giúp họ gắn bó với nhau hơn, nhưng tất nhiên là tai hại nhiều hơn.

Chắc bạn sẽ chẳng muốn một lời đồn đại hoặc lời giễu cợt bạn nói ra có thể bất lợi cho bạn sau này. Bạn cũng chẳng bao giờ nên chia sẻ những việc mà bạn chỉ biết nửa vời để rồi khi đối mặt với người bị bạn nói xấu bạn sẽ rất xấu hổ.

Bạn có thể dừng việc nhiều chuyện cùng đồng nghiệp bằng những câu như “Xin lỗi, tôi không thấy thoải mái khi nói về việc đó”, và có thể “nhắc nhở” đồng nghiệp của bạn biết họ đang làm gì.

5. Luôn luôn đi trễ

Việc thường đi trễ khiến đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng còn điều gì khác quan trọng hơn công việc của bạn tại công ty và bạn là người không quý trọng thời gian. Nó khiến bạn trở thành một người thiếu tôn trọng, vô lo và mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn.

6. Ăn mặc xuề xoà

Nhiều người đôi khi cảm thấy thoải mái trong công việc, hoặc vì quá bận bịu mà bỏ qua vẻ bề ngoài của họ như thế nào. Họ quên cách thể hiện bản thân lịch sự, chuyên nghiệp và bắt đầu mệt mỏi, phờ phạc và luộm thuộm. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự tín nhiệm, quyền hạn và sự tôn trọng của bạn đối với đồng nghiệp.

7. Chỉ làm những việc được giao

Nếu muốn được sếp đánh giá cao, hãy tự tìm kiếm cơ hội thay vì "há miệng chờ sung" và tự thỏa mãn đã hoàn thành công việc được giao.

8. Thái độ tiêu cực

Bạn sẽ trở nên không chuyên nghiệp khi bạn phàn nàn về việc xảy ra trong gia đình bạn và cả về những việc không xuôi chèo mát mái tại công ty. Cả công ty sẽ phong bạn thành “Thánh phàn nàn của văn phòng” – và dĩ nhiên chẳng cấp trên nào muốn thăng chức cho những người như vậy.

Nếu bạn gặp phải bất cứ vấn đề gì trong công việc, bạn hãy cố gắng tìm giải pháp. Bạn có thể nghe nhạc để đầu óc thư thái hơn, đi dạo hoặc tự đãi mình những bữa ăn thật ngon. Hãy quản lý cảm xúc của bạn, nếu không bạn sẽ mất tự chủ. Bạn cũng nên dành thời gian đọc sách về những suy nghĩ tích cực dành cho nơi làm việc hoặc xem các bài nói chuyện truyền cảm hứng.

Đi làm không có nghĩa là bạn chỉ chú tâm làm xong việc được giao. Nếu bạn quan tâm đến công việc của mình, bạn phải chứng minh bằng việc bỏ ngay các thói quen xấu này. Nếu sau một thời gian bạn thấy mình “tái bệnh” thì hãy hít thở sâu và tập trung làm tốt hơn. Không ai hoàn hảo cả: Điều quan trọng là lúc nào bạn cũng phải nỗ lực hết sức mình.

9. Tự mãn

Bạn làm việc đúng tiến độ nhưng cũng chỉ ở mức vừa đủ để kịp hạn chót và điều đó khiến bạn cảm thấy tự mãn. Thay vì ngồi đó và chờ đợi sự hài lòng của sếp, việc bạn tìm kiếm các cơ hội khác sẽ chứng tỏ với sếp rằng bạn có định hướng và quan tâm đến tương lai tại công ty hơn.

10. Thất hứa

Thất hứa dù là việc nhỏ nhất cũng khiến bạn trở thành người không đáng tin. Giữ lời hứa sẽ giúp bạn được tin tưởng, trao nhiều trọng trách hơn, và cũng là lợi thế khi sếp cân nhắc việc thăng chức.

11. Chia sẻ quá mức cần thiết

Hậu quả của việc bị đồn đại những thông tin về ban bắt nguồn từ việc bạn tiết lộ nhiều thông tin cá nhân của mình với đồng nghiệp. Kết thân được với đồng nghiệp là việc tốt. Tuy nhiên, không phải bí mật sâu kín nào của bạn thì bạn cũng có thể chia sẻ ra bên ngoài. Bạn cứ thân thiện với đồng nghiệp nhưng phải biết giới hạn giữa những việc nên và không nên chia sẻ.

Trước khi bạn nói gì, bạn hãy tự hỏi xem đồng nghiệp bạn có muốn nghe hay không. Nếu không, bạn hãy trò chuyện về các vấn đề khác như các bộ phim bạn xem gần đây nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tham gia vào các cuộc trò chuyện mà người khác nói quá nhiều về bản thân họ. Đôi khi càng biết nhiều về một người nào đó giúp bạn thân thiết hơn với họ nhưng cũng có thể bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng họ dành cho bạn. Làm lơ với đồng nghiệp

Tạo mối quan hệ bạn bè với đồng nghiệp cũng quan trọng như việc tạo mối quan hệ với cấp trên. Cố tạo mối quan hệ tốt sẽ giúp đồng nghiệp chia sẻ nhiều thông tin hơn cho bạn và những điều đó sẽ giúp ích bạn khi cần.

12. Bảo thủ

Việc tỏ ra bảo thủ khi nhận một phản hồi tiêu cực sẽ khiến bạn thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn không sẵn lòng lắng nghe những chỉ trích mang tính xây dựng, sếp bạn sẽ cảm thấy rằng bạn là người không nỗ lực để cải thiện bản thân.

13. Trì trệ trong công việc

Trì trệ trong công việc, để nước đến chân mới nhảy không chỉ gây áp lực với chính bản thân bạn mà còn cản trở tiến độ của những người đang đợi sản phẩm của bạn. Và nếu xảy ra sự cố, bạn sẽ là người đầu tiên bị chỉ trích.

14. Viết email cộc lốc

Việc bạn thân với người nhận mail như thế nào không quan trọng, trả lời mail gãy gọn có thể dễ bị hiểu lầm. Ngay cả khi bạn không cố ý, những email thô lỗ sẽ ngay lập tức gây tiếng xấu cho bạn trong công ty và khiến người khác không muốn tương tác với bạn.

Nhân Mã