Giáo dục:

Những lưu ý để thí sinh làm tốt bài thi và đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới

Cập nhật: 10:33 | 22/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Chỉ còn ít ngày nữa kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ diễn ra, ngoài chuẩn bị kiến thức, tâm lý, sức khỏe, các thí sinh còn cần lưu ý một số điểm dưới đây để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

nhung luu y de thi sinh lam tot bai thi va dat duoc diem cao trong ky thi thpt quoc gia 2019 sap toi

Những lỗi dễ mất điểm mà thí sinh hay mắc phải khi làm đề thi môn Toán

nhung luu y de thi sinh lam tot bai thi va dat duoc diem cao trong ky thi thpt quoc gia 2019 sap toi

Những lỗi thí sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn Vật lý

nhung luu y de thi sinh lam tot bai thi va dat duoc diem cao trong ky thi thpt quoc gia 2019 sap toi

Những lỗi thí sinh dễ mất điểm khi làm bài thi môn Hóa học

Theo Bộ GDĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 là 886.650, giảm gần 40.000 so với năm ngoái. Mặc dù số thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có giảm tuy nhiên để đạt được số điểm mong muốn, thí sinh vẫn cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi tham dự kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học tập của mình.

nhung luu y de thi sinh lam tot bai thi va dat duoc diem cao trong ky thi thpt quoc gia 2019 sap toi

Thí sinh lưu ý ngày dự thi (Ảnh minh họa)

Nắm vững thời gian thi:

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra từ ngày 25 – 27/6 với 5 môn thi. Trong đó có 3 môn thi độc lập gồm: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp gồm khoa học tự nhiên (các môn vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Lịch thi cụ thể diễn ra như sau:

Ngày 24/6: Chiều: 14h: Thí sinh đền phòng làm thủ tục

Ngày 25/6: Sáng: Ngữ Văn – 7h30 phát đề – 7h35 làm bài – 120 phút

Chiều: Toán – 14h20 phát đề – 14h30 làm bài – 90 phút

Ngày 26/6: Sáng: Vật lý – 7h30 phát đề – 7h35 làm bài – 50 phút

Hóa học – 8h30 phát đề – 8h35 làm bài – 50 phút

Sinh học – 9h30 phát đề – 9h35 làm bài – 50 phút

Chiều: Ngoại ngữ – 14h20 phát đề – 14h30 làm bài – 60 phút

Ngày 27/6: Sáng: Lịch sử – 7h30 phát đề – 7h35 làm bài – 50 phút

Địa lý – 8h30 phát đề – 8h35 làm bài – 50 phút

GDCD – 9h30 phát đề – 9h35 làm bài – 50 phút

Chiều: Dự phòng.

Chú ý mang thẻ dự thi và chứng minh nhân dân:

Trong buổi tới điểm thi để làm thủ tục dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019, thí sinh phải cẩn thận so sánh, kiểm tra xem có sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên không. Nếu có phải báo ngay cho cán bộ của điểm thi để xử lý kịp thời.

Các buổi thi tiếp theo, thí sinh cần phải xuất trình chứng minh nhân dân kèm thẻ dự thi THPT Quốc gia 2019 để được vào phòng thi.

nhung luu y de thi sinh lam tot bai thi va dat duoc diem cao trong ky thi thpt quoc gia 2019 sap toi
Thí sinh lưu ý những đồ dùng được mang vào phòng thi (Ảnh minh họa)

Vào phòng thi:

Chuẩn bị đầy đủ bút mực/bi bút chì, eke, thước kẻ và tẩy đầy đủ.

Thông tin ghi trên bài thi phải chính xác! tuyệt đối tránh: Ghi thiếu hoặc sai thông tin trong bài thi: Họ tên/số báo danh/đề thi hay Họ tên/ Tô số báo danh/tô mã đề sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Thi môn văn dùng bút mực/bi nhưng thi các môn trắc nghiệm phải tô đáp án bằng bút chì. Bút chì các thí sinh nên dùng loại từ 2B trở lên để dễ dàng tô đậm vào các ô đáp án, nếu quá mờ sẽ máy chấm thi sẽ khó làm việc.

Đối với môn thi địa lý, các thí sinh được được mang Atlat (chuẩn theo quy định của Bộ GDĐT) vào phòng thi nhưng không được viết gì vào Atlat.

Máy tính bỏ túi mang vào phòng thi thì thí sinh nên kiểm tra theo đúng quy định của Bộ, phải đối chiếu với danh mục Bộ đã công bố.

Chuẩn bị một tâm lý tốt nhất trước và sau khi làm bài:

Ôn thi là một quá trình lâu dài, những ngày cuối cùng trước khi thi sĩ tử không nên cố “nhồi nhét” kiến thức vì điều này chỉ làm cho não thêm mệt mỏi, đừng cố gắng “ôm đồm” mà hãy giải những đề thi nhẹ nhàng.

Thay vào việc thức khuya dậy sớm “nhồi” kiến thức thì hãy cố gắng ngủ sớm và dậy đúng giờ để quen với giờ giấc của những ngày đi thi sắp tới.

Hạn chế tiếp cận với đáp án của môn thi mình vừa hoàn thành, điều này không chỉ giúp bạn tập trung vào môn kế tiếp mà còn làm bạn bớt tâm lý lo lắng nếu bài thi không được như ý.

Ngoài ra, thí sinh cần nhớ ró khi làm bài thi:

- Khi làm bài thi tổ hợp đối với học sinh lớp 12 phải làm đầy đủ các môn trong bài thi tổ hợp và đảm bảo trong bài thi không có môn nào có điểm thành phần < 1.00 điểm.

- Tuyệt đối không đưa điện thoại di động vào phòng thi (kể cả khi đã tắt nguồn).

- Sử dụng bút khi làm bài thi: Trong 1 bài thi chỉ duy nhất dùng bút có 1 mầu mực không phải mực đỏ. Đối với bài thi trắc nghiệm dùng bút chì tô các ô số báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời trắc nghiệm và chỉ được tô bút chì đen.

- Tô đáp án, mã đề và số báo danh rõ ràng, chính xác để tránh việc bị gán sai đáp án chấm hoặc gán điểm cho người khác.

- Tẩy đáp án sai không sạch kết hợp tô đáp án mới mờ dẫn đến máy sẽ không nhận diện được đáp án chọn cuối cùng.

- Chiến thuật làm bài chưa hợp lý: Nên đọc lần lượt bài thi, câu nào dễ làm trước, khó làm sau và cuối cùng rà soát lại toàn bộ câu trả lời 1 lần.

- Khi nhận đề thi, thí sinh phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.

- Có hiệu lệnh hết giờ làm bài, các em phải ngừng làm bài ngay và nhớ ghi rõ số tờ giấy thi khi nộp bài thi tự luận và ký xác nhận vào phiếu thu bài. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm).

- Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm, chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ).

- Các em cũng cần bảo quản bài thi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng; nếu phát hiện có người xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm