Ngoài ICF, sóng ngành thủy sản còn nâng đỡ một cổ phiếu khác

Cập nhật: 09:35 | 18/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Ngoài ICF, cùng nhóm thủy sản còn có thêm một cổ phiếu nữa cũng được "sóng ngành" nâng đỡ, đó là trường hợp của BLF...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/3 trên sàn UPCoM, cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư thương mại thuỷ sản (UPCOM: ICF) giảm kịch sàn về mức giá 7.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trước đó cổ phiếu thủy sản này đã có 10 phiên liên tiếp "tím ngắt", đưa thị giá tăng từ 2.400 đồng lên 7.400 đồng/cổ phiếu.

Cụ thể, trong thời gian từ ngày 29/2 đến 12/3/2024, cổ phiếu ICF tăng từ mức 2.400 đồng lên đến 7.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trước đó cổ phiếu này đã có 10 phiên tăng trần liên tiếp, tương ứng mức tăng 160% kể từ đầu tháng 3. Khối lượng khớp lệnh mỗi phiên của ICF ở mức vài chục nghìn đến vài trăm nghìn mỗi phiên.

Ngày 12/3/2024, ICF đã có văn bản giải trình gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc giá cổ phiếu tăng liên tục. Theo đó, ICF cho biết, công ty vẫn hoạt động bình thường, không có bất gì sự thay đổi nào. Công ty không biết nguyên nhân giá cổ phiếu tăng..

Ngoài ICF, cùng nhóm thủy sản còn có thêm một cổ phiếu nữa cũng được "sóng ngành" nâng đỡ, đó là trường hợp của BLF. Sau gần 3 tháng đi ngang kể từ ngày giao dịch trên sàn UPCoM, cổ phiếu BLF của Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu bất ngờ nổi sóng từ vùng giá 3.200 đồng/cổ phiếu.

Với cả 5 phiên tăng kịch trần tuần qua, cổ phiếu của Thủy sản Bạc Liêu đã tăng tới 80% ( mức mạnh nhất thị trường) lên mức 6.300 đồng/cp. Thanh khoản trong các phiên 11 và 15/3 tăng đột biến, đạt lần lượt 70.000 và gần 270.000 đơn vị.

Ngoài ICF, sóng ngành thủy sản còn nâng đỡ một cổ phiếu khác
Sau gần 3 tháng đi ngang kể từ ngày giao dịch trên sàn UPCoM, cổ phiếu BLF bất ngờ nổi sóng

Ngược quá khứ về cách đây gần 2 năm, vào cuối tháng 10/2022, HNX đã ra quyết định về việc hạn chế giao dịch chứng khoán đối với cổ phiếu BLF do Công ty chậm công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 quá hạn 45 ngày.

Sau đó, đến đầu tháng 12/2023 vừa qua, cổ phiếu BLF của Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu đã bị hủy niêm yết trên sàn HNX do cổ phiếu không có giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.

Giải trình về điều này, Thủy sản Bạc Liêu cho biết do ảnh hưởng của tình hình đại dịch COVID-19 dẫn đến tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 và 2022 bị lỗ nặng, do việc xuất khẩu bị đình trệ và giảm lượng hàng xuất khẩu.

Ngoài kết quả kinh doanh, Thủy sản Bạc Liêu cũng cho biết, việc cổ phiếu BLF đang bị hạn chế giao dịch dẫn đến việc không có thanh khoản và giá trị giao dịch.

Ngoài ICF, sóng ngành thủy sản còn nâng đỡ một cổ phiếu khác

Được biết, Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Công ty TNHH Thủy sản Bạc Liêu. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Bên cạnh đó là các sản phẩm về nông sản, thủ công mỹ thực phẩm và khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Hiện Thủy sản Bạc Liêu vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023. Trước đó, sau 3 quý, công ty ghi nhận doanh thu hơn 488 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ song lãi gộp tăng mạnh từ 57,7 tỷ đồng lên mức 77,2 tỷ. Việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng và chi phí hoạt động giảm mạnh giúp công ty báo lãi sau thuế 9,7 tỷ đồng - khả quan hơn mức lỗ 24,3 tỷ cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm cuối quý III/2023, tổng tài sản của Thủy sản Bạc Liêu giảm còn 514 tỷ đồng, nợ phải trả giảm về dưới 400 tỷ song vẫn gấp 3,2 lần vốn chủ sở hữu (chỉ 121,7 tỷ đồng). Riêng khoản vay nợ ngắn hạn đã ở mức 149 tỷ.

Trước khi COVID-19 xuất hiện, giai đoạn 2010-2020, hoạt động kinh doanh của Công ty đều đặt có lãi từ 1,5-5 tỷ đồng mỗi năm. Tuy có những năm lợi nhuận về dưới 1 tỷ đồng nhưng giai đoạn 2010-2020, lợi nhuận luôn là con số dương, và khoản lỗ của năm 2021 và 2022 là con số lớn nhất của Công ty kể từ năm 2006.

Diễn biến tích cực của nhóm thủy sản diễn ra trong bối cảnh ngành đã có tín hiệu lạc quan hơn với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2/2024 ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023. Mức sụt giảm này vẫn là con số tích cực vì tháng 2 năm nay có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng 37% so với cùng kỳ, trong khi cá tra cá tra tăng 15% và cá các loại khác tăng 8%.

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm cho biết đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại đạt xấp xỉ 460 triệu USD. Xuất khẩu tôm có tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia…

Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu đang hồi phục tốt, trong khi nước xuất khẩu cạnh tranh là Ecuador đang bị cảnh báo bởi tôm có chất sulfit và vấn đề cước vận tải tăng do căng thẳng Biển Đỏ cũng khiến cho nhập khẩu tôm Ecuador vào Trung Quốc sụt giảm.

Trong tháng 1, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong năm 2024 sẽ tăng, tạo thêm cơ hội cho tôm Việt Nam.

Nhận định chứng khoán phiên 18/3: Dự báo tích cực, VN-Index sẽ chinh phục mốc 1.300?

Nhận định về thị trường chứng khoán phiên đầu tuần mới, nhiều công ty chứng khoán có chung dự báo tích cực về việc chỉ ...

Mua gì hôm nay 18/3: LCG, PNJ, TCB?

Trong phiên giao dịch ngày 18/3, các cổ phiếu LCG, PNJ, TCB được công ty chứng khoán đánh giá tương đối tiềm năng.

VIC dự định khởi công loạt dự án NOXH, gói 120.000 tỷ đồng được xem xét hạ lãi suất

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) dự kiến triển khai loạt dự án NOXH tại nhiều địa phương trong thời gian tới.

Nguyên Nam