Lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN và đóng BHXH không?

Cập nhật: 14:52 | 19/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được quy định, người lao động được trả lương làm thêm giờ. Nhưng nhiều người lao động không biết là khoản tiền này có tính thuế TNCN và tính đóng BHXH không?

luong lam them gio co phai chiu thue tncn va dong bhxh khong

Những lưu ý khi người lao động tự ý nghỉ việc

luong lam them gio co phai chiu thue tncn va dong bhxh khong

Những nhầm lẫn thường gặp khi thực hiện Hợp đồng lao động

luong lam them gio co phai chiu thue tncn va dong bhxh khong

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mỗi năm tăng thêm 3 ngày nghỉ lễ

1. Thuế thu nhập cá nhân

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

Trong đó:

- Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

- Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

- Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định, đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN trong đó có thu nhập từ tiền lương làm thêm giờ, cụ thể:

- Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định […]

Theo đó, khoản chi tiền lương cho người lao động sẽ không được trừ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty…

luong lam them gio co phai chiu thue tncn va dong bhxh khong
Lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH và tính thuế TNCN không?

2. Bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

"Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH."

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018, các khoản thu nhập của người lao động tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:

- Tiền lương.

- Phụ cấp (phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự).

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong trường hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về tiền lương có quy định như sau:

"Điều 21. Tiền lương

Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định".

Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

"Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động."

Theo đó, đối với tiền làm thêm giờ, tiền tăng ca không được xác định được mức tiền cụ thể vì trên thực tế người lao động làm nhiều thì được hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không phải khoản trả thường xuyên nên sẽ thuộc Điểm b Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền làm thêm giờ, tăng ca là các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động, cho nên sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Thanh Hằng