Khi nào nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia đấu thầu

Cập nhật: 15:00 | 01/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Quy định hạn chế đối với nhà đầu tư quốc tế khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam là gì?

khi nao nha dau tu nuoc ngoai khong duoc tham gia dau thau

Chỉ định thầu cho đơn vị trực thuộc có vi phạm luật đấu thầu không?

khi nao nha dau tu nuoc ngoai khong duoc tham gia dau thau

Có được tham gia đấu thầu lần hai khi không trúng thầu lần một không?

khi nao nha dau tu nuoc ngoai khong duoc tham gia dau thau

Quy trình đấu thầu lại sau khi hủy thầu

Câu hỏi:

Theo Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật đấu thầu 2013, đối với dự án đầu tư sử dụng các khu đất thì áp dụng đấu thầu rộng rãi quốc tế nếu tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) lớn hơn 120 tỷ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 30/2015/NĐ-CP. Vậy luật sư cho hỏi các quy định hạn chế đối với nhà đầu tư quốc tế khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam là gì?

khi nao nha dau tu nuoc ngoai khong duoc tham gia dau thau
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào Luật đấu thầu 2013.

2. Nội dung phân tích

Khoản 14 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định: Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

+ Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

Điều 5 Luật đấu thầu 2013 quy định tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

“1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.”

Như vậy, đối với các nhà đầu tư quốc tế muốn tham gia đấu thầu tại Việt Nam thì phải liên doanh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước.

Minh Phương