Giá xăng dầu hôm nay 28/6/2022: Dầu Brent trượt về mức 112,06 USD/thùng

Cập nhật: 06:29 | 28/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h ngày 28/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới giảm mạnh chủ yếu do lo ngại tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, thậm chí rơi vào trạng thái suy thoái sớm hơn dự kiến sẽ làm giảm các nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô.

Giá xăng dầu hôm nay 26/6/2022: Giá dầu thô tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 27/6/2022: Một tuần tăng "phi mã"

Ngành dầu mỏ rơi vào cuộc khủng hoảng 'chưa từng có'

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 106,59 USD/thùng, giảm 1,03 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 112,06 USD/thùng, giảm 1,06 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu giảm mạnh chủ yếu do lo ngại tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, thậm chí rơi vào trạng thái suy thoái sớm hơn dự kiến sẽ làm giảm các nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô.

Ở diễn biến mới nhất, theo dữ liệu từ Công ty nghiên cứu IHS Markit, Chỉ số sản xuất (PMI), chỉ số đo lường "sức khoẻ" của nền kinh tế Mỹ trong tháng 6/2022 đã giảm xuống 52,4, mức thấp nhất trong 23 tháng trở lại đây.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ đã đề cập đến khả năng tăng lãi suất thêm 100 điểm phần trăm trong kỳ họp chính sách tới nhằm duy trì lạm phát ở mức đỉnh hiện tại.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô còn đến từ thông tin dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã tăng mạnh. Cụ thể, theo dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô của nước này đã tăng tới 5,6 triệu thùng và dự trữ xăng tăng 1,2 triệu thùng vào tuần trước.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do thông tin Libya đã tăng sản lượng khai thác được lên 700.000 thùng/ngày và châu Âu có vẻ như đang "bất lực" trong việc cấm vận dầu thô Nga.

Tại thị trường trong nước, chiều 21/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.302 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 32.873 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 30.019 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 28.785 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.735 đồng/kg.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 185 đồng/lít

31.302 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 498 đồng/lít

32.873 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 999 đồng/lít

30.019 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 946 đồng/lít

28.785 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 378 đồng/kg

20.735 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/6. Như vậy, giá xăng dầu đã có đợt tăng 7 liên tiếp và liên tục thiết lập kỷ lục mới.

Nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Mỹ giảm mạnh

Khi các khách hàng LNG ở châu Âu đang tăng cường nhập khẩu từ Mỹ trong cuộc chạy đua thay thế khí đốt giao qua đường ống của Nga, thì Mỹ đã trở thành nhà cung cấp chính cho châu Âu và doanh số xuất sang Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn một vài lô hàng được vận chuyển từ đầu năm cho đến nay.

Cụ thể, nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Mỹ giảm 95% từ tháng 2 đến tháng 4 so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Nga tăng 50%, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Đây là một sự thay đổi lớn trong việc xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc. Mỹ là nhà cung cấp khối lượng LNG giao ngay lớn nhất cho Trung Quốc vào năm ngoái, EIA cho biết vào tháng trước.

Từ đầu năm cho đến nay, Mỹ vẫn thỉnh thoảng vận chuyển LNG đến Trung Quốc, trong khi hầu hết các lô hàng xuất khẩu đều hướng đến châu Âu.

Cạn nhiên liệu, Sri Lanka cử Bộ trưởng đến Nga và Qatar

Ngày 26/6, chỉ một ngày sau khi Sri Lanka cho biết đất nước đã hết nhiên liệu, Chính phủ nước này thông báo đã cử các bộ trưởng đến Nga và Qatar để đề nghị được mua dầu với giá rẻ.

Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijesekera nói rằng, hai bộ trưởng của nước này sẽ tới Nga vào ngày 27/6 để thảo luận về việc mua thêm dầu. Tháng trước, Sri Lanka đã mua 90.000 tấn dầu thô của Siberia.

Trong lúc chờ kết quả đàm phán giữa các bộ trưởng với các đối tác Nga, chính phủ Sri Lanka cũng đã gia hạn lệnh đóng cửa thêm hai tuần đối với cơ sở không thiết yếu của nhà nước cho đến khi có thông báo mới nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

Trước đó, hôm 25/5, ông Wijesekera thông báo, Sri Lanka hầu như hết xăng và dầu diesel sau khi một số chuyến hàng theo lịch trình bị trì hoãn vô thời hạn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm