Ngành dầu mỏ rơi vào cuộc khủng hoảng 'chưa từng có'

Cập nhật: 09:23 | 27/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Đầu tháng 6, Tesla đã gây chú ý một lần nữa, nhưng lần này là tin không vui: công ty quyết định tăng giá bán của hầu hết các dòng xe và CEO Elon Musk nói lạm phát nguyên liệu đầu vào là một trong các lý do nâng giá bán.

Giá xăng dầu hôm nay 25/6/2022: Bật tăng mạnh vào cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay 26/6/2022: Giá dầu thô tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 27/6/2022: Một tuần tăng "phi mã"

Tesla không phải là nhà sản xuất duy nhất có động thái như vậy. Giá cobalt, lithium, nhôm,… - gần như mọi vật liệu thô được khai thác từ dưới lòng đất, đều đang leo thang chóng mặt.

Thông thường, giá vật liệu thô tăng cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường khai thác. Tuy nhiên, lần này ngành công nghiệp khai khoáng cũng thận trọng không khác gì các công ty dầu đá phiến của Mỹ. Và, điều này không phải điềm báo tốt cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Xu hướng thắt chặt chi tiêu của doanh nghiệp khai khoáng sẽ gây khó khăn cho việc chuyển đổi năng lượng, vì nó kéo giá của các nguyên liệu thô cần thiết cho quá trình này lên cao hơn. Các trang trại điện mặt trời và điện gió sẽ phải chật vật mua vật liệu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo RBC Capital Markets, mức độ thắt chặt của thị trường đồng sẽ sớm thay đổi khi một số mỏ khai thác mới đi vào hoạt động trong năm nay. Dù vậy, triển vọng giá dài hạn của đồng vẫn rất tích cực.

Trong khi đó, giá lithium đã tăng 432% trong năm qua và đó là một phần lý do tại sao Tesla gần đây tăng giá bán xe. Song, các công ty khai thác vẫn không mạnh tay rót vốn, theo đưa tin từ Wall Street Journal.

Đây là nguyên nhân đã khiến tốc độ tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ ở Mỹ chững lại, và giờ là ảnh hưởng đến nguồn cung kim loại và khoáng chất cần thiết cho năng lượng tái tạo và xe điện.

Đầu năm nay, tại một sự kiện của ngành khai khoáng ở Arab Saudi, các chuyên gia đã đề cập rất nhiều đến vấn đề trên. Họ cảnh báo rằng nguồn cung kim loại công nghiệp đi xuống có thể đe doạ tiến độ chuyển đổi năng lượng, khiến việc tiếp cận xe điện và năng lượng tái tạo trở nên tốn kém và chậm chạp hơn vì thiếu nguyên liệu thô.

Một bài toán khác là lạm phát. Sản lượng quặng ở các mỏ giảm sút đang kéo chi phí phát triển và khai thác khoáng sản tăng cao hơn. Đây là một sự suy giảm tự nhiên và không thể nào đảo ngược.

Giải pháp duy nhất là xây dựng nhiều mỏ mới hơn, nhưng ngoài thời gian khai thác kéo dài, còn có các vấn đề liên quan đến tính ổn định của thể chế chính trị và pháp lý. Điều đó đe doạ đến nguồn cung tương lai của các kim loại công nghiệp.

Hiện nay, Trung Quốc có thể không còn là trụ cột của thị trường dầu mỏ. Theo nhà phân tích Carsten Fritsch của ngân hàng Commerzbank, đợt giảm giá mạnh hồi cuối tuần trước có thể coi là một phản ứng chậm trễ của thị trường năng lượng với những lo ngại về suy thoái.

Giới phân tích hiện tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái sau khi Fed thực hiện đợt tăng lãi suất mạnh tay để khống chế lạm phát. Trong các cuộc họp tới, ngân hàng trung ương Mỹ có thể tiếp tục nâng lãi suất 75 điểm cơ bản nữa.

Bất chấp việc các siêu đô thị như Thượng Hải và Bắc Kinh sắp mở cửa trở lại hoàn toàn và một số biện pháp kích thích tài khoá của chính phủ bắt đầu có hiệu lực, Trung Quốc vẫn đang đứng trước nhiều bất ổn về triển vọng kinh tế.

Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Năm ngoái, nước này nhập khoảng 11,8 triệu thùng dầu/ngày, vượt qua Mỹ - quốc gia mua khoảng 9,1 triệu thùng dầu/ngày từ nước ngoài.

Hồi tháng 5, đà tăng của giá dầu thô đã khựng lại sau khi Bắc Kinh áp dụng chiến lược Zero COVID và công bố các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh, bao gồm các đợt phong toả quy mô lớn.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 5 mất 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, sản lượng công nghiệp bất ngờ tăng 0,7% so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa bù đắp được mức giảm 2,9% trong tháng 4.

Theo ước tính của nhiều chuyên gia, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay, thấp đáng kể so với dự báo tăng trưởng khoảng 2,8% của nước Mỹ.

Việc duy trì chính sách Zero COVID đã và đang làm chậm nền kinh tế địa phương và gây thêm áp lực cho ngân sách chính phủ, khiến Bắc Kinh rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc nên tăng vay nợ hay chấp nhận tăng trưởng kinh tế yếu kém.

Trừ khi các nhà hoạch định chính sách can thiệp mạnh tay để tăng cường nguồn tài chính cho các chính quyền địa phương và PBoC sẵn sàng mạo hiểm để đồng nhân dân tệ giảm giá nhiều hơn, tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng chỉ có thể phục hồi chậm chạp trong quý III.

Trong dài hạn, nền kinh tế tỷ dân sẽ khó có thể phát triển thần tốc, chứ chưa nói đến việc vượt qua nền kinh tế Mỹ khi mà quốc gia châu Á này đang trong chu kỳ suy giảm dân số kéo dài.

Ngược lại, Mỹ có lẽ sẽ tiếp tục tăng dân số. Ngày càng có vẻ như Trung Quốc sẽ giống Nhật Bản những năm 1980. Khi đó, người ta từng nghĩ Nhật Bản sẽ vượt qua Mỹ, nhưng cuối cùng xứ sở hoa anh đào lại đình trệ, dân số tụt dốc.

Chia sẻ với Reuters, nhà phân tích Stephen Brennock của hãng tư vấn PVM, cho hay: "Nguồn cung dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt và giúp giá dầu neo ở mức cao. Giá Brent vẫn sẽ ở quanh mốc 120 USD/thùng".

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)