Giá xăng dầu hôm nay 26/6/2022: Giá dầu thô tăng vọt

Cập nhật: 07:14 | 26/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 7h ngày 26/6 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới duy trì đà tăng mạnh trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu được phát đi cảnh báo về khả năng Nga cắt giảm, thậm chí ngừng cung cấp khí đốt. Điều này sẽ buộc những quốc gia này phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thay thế nếu như không muốn rơi vào trạng thái khủng hoảng, thiếu hụt năng lượng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/6/2022: Lao dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 24/6/2022: Tiếp tục lao dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 25/6/2022: Bật tăng mạnh vào cuối tuần

Cụ thể, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 107,06 USD/thùng, tăng 2,79 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 112,62 USD/thùng, tăng 2,57 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu duy trì đà tăng mạnh trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Âu được phát đi cảnh báo về khả năng Nga cắt giảm, thậm chí ngừng cung cấp khí đốt. Điều này sẽ buộc những quốc gia này phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thay thế nếu như không muốn rơi vào trạng thái khủng hoảng, thiếu hụt năng lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự phục thuộc năng lượng vào Nga, một số quốc gia đã tìm đến các nguồn năng lượng hoá thạch như nhiệt điện than, hay điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, sự điều chỉnh này là không đủ, khó có thể khoả lấp được sự thiếu hụt nguồn cung tư Nga.

Áp lực nguồn cung cũng đang lớn hơn khi nhu cầu tiêu thụ dầu đang “nóng” dần lên khi các nước bước vào mùa du lịch, mùa hè nắng nóng đỉnh điểm và các hoạt động sản xuất công nghiệp được thúc đẩy.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD có sự điều chỉnh giảm nhẹ.

Ngoài ra, những lo ngại về sự thiếu ổn định ở nguồn cung cũng như khả năng bổ sung sản lượng của các nhà cung cấp lớn ở mức thấp cũng tạo động lực hỗ trợ giá dầu thô tăng.

Tại thị trường trong nước, chiều 21/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.302 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 32.873 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 30.019 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 28.785 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.735 đồng/kg.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 185 đồng/lít

31.302 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 498 đồng/lít

32.873 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 999 đồng/lít

30.019 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 946 đồng/lít

28.785 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 378 đồng/kg

20.735 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/6. Như vậy, giá xăng dầu đã có đợt tăng 7 liên tiếp và liên tục thiết lập kỷ lục mới.

Quốc gia EU cảnh báo: Càng trừng phạt Nga, châu Âu càng tổn thương

Trả lời phỏng vấn Reuters, trợ lý cấp cao của Thủ tướng Hungary, ông Balazs Orban, cho rằng EU nên dừng áp thêm lệnh trừng phạt lên Nga vì chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Ông Orban khuyến nghị, EU nên thúc đẩy một lệnh ngừng bắn và kêu gọi 2 bên bắt đầu thương lượng thay vì tiếp tục cấm vận Nga.

Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh EU - sự kiện là khối liên minh cấp tư cách thành viên cho Ukraine - ông Orban nhận định, EU càng trừng phạt Nga, thì khối liên minh càng tổn thương và Moscow thì vẫn chống đỡ được.

"Đến cuối cùng châu Âu sẽ là bên thua vì các vấn đề kinh tế. Khuyến nghị của chúng tôi là chúng ta nên dừng quá trình trừng phạt lại", ông Orban cho biết.

Hungary là một quốc gia thành viên EU có quan điểm khá nghiêng về Nga, do sự phụ thuộc mạnh mẽ và khí đốt và dầu của Moscow. Nga cũng đang xây lò phản ứng hạt nhân cho Hungary. Hungary trước đó cũng chặn châu Âu cấm vận hoàn toàn dầu Nga và đã thương lượng để tạo ra ngoại lệ cho họ vẫn nhập được dầu của Moscow.

"Giờ đây, những gì chúng ta đã trải qua cho thấy rằng càng có nhiều lệnh trừng phạt chống lại Moscow, EU càng gặp nhiều khó khăn hơn. Còn Nga? Đúng, họ cũng bị tổn thương nhưng vẫn sống sót", quan chức Hungary nói.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine 4 tháng trước, 27 quốc gia thành viên EU đã ban hành 6 gói trừng phạt Moscow bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với các nhà tài phiệt và quan chức Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương, ngắt kết nối ngân hàng khỏi hệ thống tài chính SWIFT và cấm nhập khẩu than và một phần dầu mỏ của Nga.

"Chúng ta đã theo đuổi việc trừng phạt trong 4 tháng nhưng nếu tiếp tục như vậy, nó sẽ kết thúc theo chiều hướng bất lợi cho châu Âu. Vì vậy, chúng ta phải nghĩ về phương án khác. Đàm phán, ngừng bắn, hòa bình, ngoại giao. Đó là giải pháp của chúng tôi", ông Orban nói.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm