Giá xăng dầu hôm nay 13/5/2022: Dầu Brent lên mức 107,24 USD/thùng

Cập nhật: 06:59 | 13/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 6h40 ngày 13/5 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng mạnh. Lo ngại lệnh cấm vận dầu Nga của EU sẽ đẩy thị trường dầu thô vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng đã hỗ trợ giá xăng dầu tăng cao.

Xăng tăng ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp, đời sống của người dân?

Giá xăng dầu hôm nay 12/5/2022: Xăng trong nước tăng cao nhất trong lịch sử

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất nâng mức dự trữ xăng dầu

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/5/2022 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 103,78 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu WTI giao tháng 7/2022.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 107,24 USD/thùng, giảm 0,27 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 5,68 USD so với cùng thời điểm ngày 12/5.

5756-giaxangdau
Ảnh minh họa

Giá dầu có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại lệnh cấm vận dầu thô Nga của EU nếu được áp dụng sẽ làm gia tăng căng thẳng nguồn cung, thậm chí còn rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng khi Mỹ cũng đang có kế hoạch mua 60 triệu thùng để bổ sung vào kho dự trữ.

Bên cạnh đó, kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc được cải thiện mạnh khi dịch Covid-19 được kiểm soát và việc Mỹ gỡ bỏ các biện pháp thuế quan với hàng hoá Trung Quốc sẽ thúc đẩy sản xuất... cũng hỗ trợ giá dầu hôm nay tăng vọt.

Giá dầu thô hiện cũng đang được hỗ trợ bởi các yếu tố như OPEC+ tăng sản lượng ở mức khiêm tốn trong tháng 6/2022, năng lực sản xuất của các nước thành viên OPEC+ cũng hạn chế, bất ổn chính trị ở Libya và Nigeria...

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu ngày 12/5 cũng đang bị hạn chế bởi đồng USD treo ở mức cao nhất 20 năm và lạm phát Mỹ ghi nhận trong tháng 4/2022 ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến.

Áp lực lạm phát ở mức cao, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại và được dự báo sẽ còn khó khăn khi lãi suất tăng... sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu toàn cầu.

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 11/5. Theo đó giá xăng trong nước từ 15h ngày 11/5, mỗi lít xăng RON 95 tăng 1.550, đưa giá xăng RON 95 gần chạm mốc 30.000 đồng/lít.

Cụ thể, giá xăng E5 là 28.950 đồng/lít, tăng 1.490 đồng/lít so với kỳ điều hành lần trước. Giá xăng RON95 là 29.980 đồng/lít, tăng 1.550 đồng/lít. Đây là mức giá cao nhất của xăng RON95 từ trước đến nay.

Dầu hỏa là 25.160 đồng một lít, tăng 1.340 đồng. Dầu diesel là 26.650 đồng/lít, tăng 1.120 đồng. Riêng dầu mazut giữ nguyên giá bán, là 21.560 đồng/kg. Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 8 đợt tăng, 3 đợt giảm.

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.491 đồng/lít

28.959 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.554 đồng/lít

29.988 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.120 đồng/lít

26.650 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.340 đồng/lít

25.168 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 0 đồng/kg

21.560 đồng/kg

UAE đưa ra dự báo sốc về giá dầu, nguyên nhân do đâu?

300 USD một thùng dầu thô

Tuần trước, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên No Oil Producing and Exporting Cartels (gọi tắt là NOPEC) với tỷ lệ 17 phiếu thuận và 4 phiếu chống, theo oilprice.com.

Nếu Mỹ chính thức thông qua NOPEC - đề xuất được thiết kế nhằm mở đường cho các vụ kiện chống lại liên minh OPEC về hành vi thao túng giá năng lượng, thị trường dầu mỏ có thể chao đảo hơn nữa.

Trong hàng chục năm qua, OPEC đã nỗ lực duy trì một hệ thống nhằm đảm bảo cung ứng đủ dầu thô và các nhiên liệu hóa thạch khác cho người tiêu dùng. Giờ đây, các bộ trưởng có ảnh hưởng nhất của OPEC đã cảnh báo về hậu quả tiềm tàng của dự luật trên.

Chia sẻ tại một hội nghị ở Abu Dhabi, ông Suhail al-Mazrouei - Bộ trưởng Bộ Năng lượng UAE, bình luận: “Điều cuối cùng chúng tôi muốn thấy là ai đó cố gắng cản trở hệ thống đã tồn tại lâu năm trên thị trường”.

“Nếu bạn phá vỡ hệ thống của chúng tôi…thị trường sẽ rất hỗn loạn. Bạn sẽ thấy giá dầu tăng 200% hoặc 300%, thế giới chẳng ai chịu nổi khi giá leo thang lên mức đó”, ông al-Mazrouei nhấn mạnh.

Trong bối cảnh giá xăng tại Mỹ chạm mức cao kỷ lục, một số nhà lập pháp đã hồi sinh NOPEC - dự luật lần đầu xuất hiện vào gần hai thập kỷ trước. Ý tưởng của NOPEC là Mỹ có thể khởi kiện OPEC hoặc các quốc gia thành viên về hành vi chống độc quyền.

Các dự luật chống độc quyền nhằm vào OPEC đã được thảo luận nhiều lần dưới thời các Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nhưng cả hai nhà lãnh đạo đều đe dọa sẽ phủ quyết luật.

Lần này, vẫn chưa rõ liệu NOPEC cuối cùng có được đem ra bỏ phiếu tại toàn thể Thượng viện hay không, cũng như liệu Tổng thống Joe Biden có đặt bút ký văn bản thành luật, theo Reuters.

Bình luận về cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Tư pháp Thượng viện tuần trước, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay: “Tôi chưa có quan điểm chính thức về dự luật NOPEC ngay bây giờ.

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng tiềm năng, cùng những tác động tiềm ẩn và hậu quả không mong muốn của dự luật đòi hỏi Nhà Trắng phải nghiên cứu và cân nhắc thêm, đặc biệt là trong thời điểm thị trường năng lượng toàn cầu đang đối mặt với rủi ro từ chiến sự Nga - Ukraine”.

Không chỉ OPEC báo trước về thiệt hại nếu NOPEC trở thành luật, mà Viện Dầu mỏ Mỹ (API) - cơ quan vận động hành lang trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ cũng phản đối dự luật này. API cho rằng NOPEC có thể gây tác hại khôn lường cho ngành dầu khí trong nước và lợi ích của Mỹ trên thế giới.

Các nhà sản xuất dầu mỏ lớn có thể tung ra đòn đáp trả Mỹ, một số nhà phân tích e ngại. Các biện pháp trả đũa có thể đến dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như tấn công vào hệ thống petrodollar của Mỹ. Năm 2019, Arab Saudi từng đe dọa về việc sẽ bán dầu bằng một đồng tiền khác nếu NOPEC trở thành luật.

Theo nhận định của hãng tin Reuters, nếu Arab Saudi không giao dịch dầu mỏ bằng USD, vị thế của đồng bạc xanh và đòn bẩy thương mại của Mỹ trên toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Gần đây nhất vào tháng 3 năm nay, truyền thông đưa tin Arab Saudi đang cân nhắc bán dầu thô cho Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ. Điểm đáng chú ý là thông này lại trùng hợp với thời điểm quan hệ giữa Washington và Riyadh xấu đi dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Arab Saudi cố định đồng riyal với đồng USD, điều này khiến việc bán dầu bằng nhân dân tệ có thể gây hại cho đồng nội tệ của đại gia này. Tuy nhiên, nếu NOPEC được thông qua, Riyadh có thể cảm thấy bị dồn vào chân tường và chuyển sang thúc đẩy đồng petroyuan thay vì petrodollar.

Đòn đáp trả thứ hai có thể là nâng giá dầu xuất khẩu sang Mỹ. Arab Saudi có thể tạo ra một đợt tăng giá bằng cách đưa tuyên bố, thông báo họ không còn công suất dự phòng. Khi đó, thị trường sẽ phản ứng ngay tức thì.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm