Giá vàng hôm nay 11/4/2022: Vàng được giá nhờ lạm phát tăng cao

Cập nhật: 06:10 | 11/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng tăng trong bối cảnh chính lạm phát và căng thẳng địa chính trị là hai nhân tố chính thúc đẩy nhu cầu mua vàng.

Dự báo giá vàng tuần tới (11-15/4): Chuyên gia nhận định tích cực về giá vàng

Giá vàng hôm nay 10/4/2022: Tăng tới 450.000 đồng/lượng trong tuần qua

Giá vàng hôm nay 9/4/2022: Giá vàng tiến sát đỉnh cao

Giá vàng thế giới

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 5,9 USD/ounce lên 1.931,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York tăng 14,7 USD xuống 1.937,8 USD/ounce.

Căng thẳng Nga – Ukraine được coi như yếu tố hỗ trợ quan trọng cho giá vàng bởi xét đến vị thế an toàn của vàng.

Biên bản cuộc họp cho thấy các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều nhất trí coi việc tăng lãi suất mạnh mẽ trong các kỳ họp sắp tới là phù hợp với bối cảnh, đặc biệt là khi áp lực lạm phát gia tăng. Họ cũng sẽ ủng hộ việc tăng thêm 50 điểm trong kỳ họp tháng 3 vừa qua.

0818-giavang114
Ảnh minh họa

Biên bản cuộc họp cũng cho thấy các quan chức Fed cũng đồng ý giảm bảng cân đối kế toán 95 tỷ USD mỗi tháng - 60 tỷ USD nắm giữ trong kho bạc và 35 tỷ USD tiền được được đảm bảo bằng thế chấp - trong ba tháng.

Giá vàng được kỳ vọng sớm quay lại mức 2.000 USD/ounce trong bối cảnh tình hình địa chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn còn phức tạp, giá năng lượng tăng cao trở lại.

Giá vàng trong nước

Giá vàng trong nước tuần qua ít biến động, chủ yếu đi theo xu hướng thế giới. Giá vàng SJC tăng mạnh 2 phiên cuối tuần, tăng 450.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần qua, để trở lại vượt mốc 69 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất của vàng miếng SJC kể từ đầu tháng 4 đến nay, khi trước đó mức giá bán luôn thấp hơn ngưỡng giá này.

Tuy nhiên, sức mua trên thị trường khá trầm lắng trong vài tuần gần đây. So với mức đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng hồi đầu tháng 3, giá bán vàng miếng SJC hiện đã bốc hơi khoảng 5 triệu đồng/lượng, giá mua vào cũng giảm khoảng 4 triệu đồng/lượng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 8/4), giá vàng SJC giao dịch tại một số đơn vị kinh doanh lớn trên toàn quốc như sau:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 68,40 – 69,07 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng tại: 68,30 – 69,00 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 68,45 – 69,00 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 68,30 – 69,00 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 68,47 – 68,99 triệu đồng/lượng. Theo xu hướng chung của thị trường kim loại quý, các sản phẩm khác của thương hiệu này đều có sự điều chỉnh, giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 54,98 – 55,68 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 54,05 – 55,55 triệu đồng/lượng.

Theo các chuyên gia, do giá vàng chỉ dao động dưới ngưỡng 69 triệu đồng/lượng suốt một tháng qua và hiện cũng chưa có thông tin nào về khả năng một đợt bùng mạnh trong tương lai gần, nên khi giá vàng miếng SJC đột ngột tăng vượt 69 triệu đồng/lượng, nhiều người đã chớp cơ hội bán ra. Khách hàng hiện nay chủ yếu canh giá tốt để bán, chứ không còn mặn mà mua vào.

Lạm phát và lãi suất tăng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá vàng trong quý 2. Trong đó, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau dịch Covid-19 và sự gián đoạn nguồn cung có thể sẽ đẩy lạm phát lên mức cao hơn. Tuần qua, các doanh nghiệp kinh doanh kim loại quý đã có động thái thu hẹp biên độ giá mua và bán vàng xuống còn khoảng 900.000 đồng/lượng, thay vì 1 triệu đồng/lượng thời gian trước đây.

Lạm phát kỷ lục sẽ kéo giá vàng?

Chuyên gia Bart Melek, Giám đốc chiến lược toàn cầu của TD Securities đưa ra các mức hỗ trợ và kháng cự của vàng trong tuần tới dao động 1.920-1.967 USD/ounce. Trong khi đó, nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho rằng, vàng tuần tới có thể đạt mức giá cao nhất là 1.970 USD/ounce, thấp nhất 1.900 USD.

Thị trường vàng tuần tới sẽ tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ - sẽ được công bố vào tuần tới, với các dự báo là sẽ đạt kỷ lục mới chưa từng có trong vòng 4 thập kỷ, ở mức trên 8% trong tháng 3/2022. Những tin tức vĩ mô quan trọng mà thị trường vàng vẫn đang tiếp tục phân tích là biên bản cuộc họp tháng 3 của Ủy ban thị trường Mở (FOMC) thuộc Fed, đáng chú ý nhất là kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán 95 tỷ USD/tháng – có thể bắt đầu từ tháng 5 tới.

Nhiều thành viên của Fed cho rằng, cần thực hiện một hoặc vài lần tăng lãi suất ở mức 50 điểm cơ bản, đặc biệt nếu áp lực lạm phát vẫn gia tăng. Đó chính là lý do tại sao lạm phát tháng 3 của Mỹ lại là một trong những dữ liệu quan trọng cần phải theo dõi chặt chẽ. Thị trường nhìn chung đều cho rằng, lạm phát tháng 3 của Mỹ sẽ ở mức 8,4% so theo năm – mức cao mới chưa từng có trong vòng 4 thập kỷ.

Dữ liệu lạm phát cao sẽ tạo áp lực buộc Fed phải tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Năm. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn không tin rằng Fed có thể duy trì việc thắt chặt tiền tệ một cách tích cực trong suốt cả năm 2022. Đây là lý do tại sao kim loại quý này được dự báo sẽ tiếp tục được giữ vững ở mức cao, bất chấp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng lên mức cao nhất 3 năm và dự báo Fed sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022.

Lý giải cho hiện tượng này, nhà phân tích Edward Moya cho rằng, thị trường hiện đang tập trung vào việc liệu con đường tăng cường thắt chặt tiền tệ của Fed cuối cùng sẽ buộc ngân hàng trung ương Mỹ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục chống lạm phát mạnh mẽ hay giảm tốc độ vì lo ngại ảnh hưởng đến tăng trưởng. Điều đó đang mang lại sự lạc quan cho các nhà đầu tư vàng dài hạn.

Minh Phương

Tin liên quan