Giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Cập nhật: 14:45 | 02/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việc giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tiền bị xử lý như thế nào? Người bị giả mạo chữ ký và đơn vị liệu có vi phạm pháp luật không?  

gia mao chu ky de chiem doat tai san bi xu ly ra sao Lừa xin việc làm gần nửa tỷ đồng
gia mao chu ky de chiem doat tai san bi xu ly ra sao Kết luận bất ngờ vụ Hoa hậu Phương Nga - Cao Toàn Mỹ
gia mao chu ky de chiem doat tai san bi xu ly ra sao Bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Vinashin

Độc giả hỏi: Nhân viên kế toán nhà trường nơi tôi công tác, giả mạo chữ ký của hiệu trưởng nhà trường trên giấy uỷ nhiệm chi chuyển tiền vào tài khoản của cá nhân kế toán nhiều lần với số tiền là 73.000.000 đồng. Hiệu trưởng phát hiện đã làm việc với kế toán và báo cáo tình hình cho hội đồng trường biết, trước hết yêu cầu kế toán hoàn trả số tiền đã lấy đúng thời gian quy định của hiệu trưởng. Vậy nếu kể toán hoàn trả đủ số tiền, nhà trường chỉ kỷ luật thị trường và không báo sự việc lên cấp trên thì nhà trường và hiệu trưởng có vi phạm pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

- Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

2. Tội giả mạo trong công tác

Căn cứ theo thông tin mà bạn cung cấp thì chị kế toán của nhà trường đã có hành vi giả mạo chữ ký của hiệu trưởng trong phiếu ủy nhiệm chi để chuyển 73.000.000 đồng vào tài khoản cá nhân. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 284 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, nhân viên kế toán đã có dấu hiệu của hành vi giả mạo trong công tác. Cụ thể như sau:

Điều 284. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Như vậy, với hành vi giả mạo chữ ký của hiệu trưởng trong phiếu ủy nhiệm chi để chuyển 73.000.000 đồng vào tài khoản cá nhân của mình và căn cứ theo quy định nêu trên thì chị kế toán có thể sẽ bị xử phạt thấp nhất với khung hình phạt phạt tù từ một năm đến năm năm tại khoản 1, điều 284 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

3. Tội tham ô tài sản

Trong trường hợp nêu trên, chị kế toán không chỉ có dấu hiệu vi phạm của tội giả mạo trong công tác mà theo quan điểm của Luật Việt Phong nhân viên kế toán còn có dấu hiệu của tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Hành vi của nhân viên kế toán là hành vi chiếm đoạt tài sản. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt này là tài sản mà nhân viên kế toán được giao quản lí. Nhân viên kế toán nhà trường đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Như vậy, có căn cứ để cho rằng nhân viên kế toán nhà trường phạm tội tham ô tài sản quy định tại điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

4. Hình thức kỷ luật

Từ những phân tích nêu trên, nhân viên kế toán nhà trường sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 1, điều 9, nghị định 27/2012 "Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.”

và thẩm quyền tiến hành kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật sẽ thuộc về người đứng đầu đơn vị (điều 14, nghị định 27/2012/NĐ-CP). Tuy nhiên, Hiệu trưởng chỉ yêu cầu kế toán hoàn trả lại số tiền thu lợi bất chính. Đây chỉ là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả chứ chưa phải là một hình thức kỷ luật. Như vậy, có những dấu hiệu cho thấy hiệu trưởng đã không khách quan trong công tác khen thưởng kỷ luật cũng như thiếu sát sao trong công tác quản lý.

Nguyễn My

Tin liên quan