FPT trình phương án chia cổ tức 2021 tỷ lệ 40%, kế hoạch doanh thu 2022 tăng 19%

Cập nhật: 16:28 | 17/03/2022 Theo dõi KTCK trên

Kết thúc phiên giao dịch 17/3, cổ phiếu FPT hiện giao dịch quanh vùng giá 92.000 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,1 triệu đơn vị.

2342-fpt
Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT). Hình minh họa.

Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Theo đó, HĐQT trình phương án trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 tỷ lệ 20%, đã tạm ứng 10% và 10% còn lại sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt, thời gian chia dự kiến là trước khi kết thúc quý III. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% và được thực hiện cùng với trả cổ tức tiền mặt còn lại 2021.

Nhiều năm qua, chính sách cổ tức của FPT luôn nhất quán 20% tiền mặt theo kế hoạch đặt ra ban đầu và cổ tức cổ phiếu tùy năm do ĐHĐCĐ quyết định.

Nhìn lại năm qua, doanh thu hợp nhất đạt 35.657 tỷ đồng, tăng 19,5% và lợi nhuận trước thuế 6.337 tỷ đồng, tăng 20,4% so với 2020. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 4.337 tỷ đồng, tăng 22%.

HĐQT trình kế hoạch doanh thu năm 2022 đạt 42.420 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khối công nghệ đóng góp 24.900 tỷ đồng, tăng 21%; khối viễn thông 14.560 tỷ đồng, tăng 15% và khối giáo dục, đầu tư tăng 32,5% đạt 2.960 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 20,2% lên 7.618 tỷ đồng. Mảng công nghệ kỳ vọng đạt 3.360 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 19,3%; khối viễn thông 2.812 tỷ đồng, tăng 17,4% và mảng còn lại tăng 28,4% với 1.446 tỷ đồng.

Chính sách cổ tức kế hoạch năm 2022 cũng được duy trì bằng tiền mặt 20% và mức cụ thể sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 quyết định.

FPT là doanh nghiệp đặt ra kết hoạch kinh doanh khá sát với thực tế thực hiện, thống kê qua các năm qua đơn vị đều thực hiện vượt dưới 1 chữ số kế hoạch năm.

Năm nay, FPT đặt mục tiêu triển khai các gói giải pháp công nghệ tiên tiến ứng dụng các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain)… và mở rộng kênh bán hàng trong nước, nước ngoài.

Ở khối viễn thông, FPT nhận thấy dịch bệnh khiến người dân và doanh nghiệp chuyển dịch nhanh chóng hoạt động hàng ngày lên không gian mạng. Do vậy, nhu cầu đối với hạ tầng công nghệ và năng lực xử lý dữ liệu tăng mạnh thúc đẩy tập đoàn mở rộng đầu tư và ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian làm việc, giải trí, nghiên cứu thông tin qua internet tạo ra cơ hội cho các đơn vị có năng lực phát triển nội dung số. Trong tương lai gần, với sự phát triển của các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường, FPT mong muốn sẽ tích hợp các trải nghiệm nội dung số, công nghệ mới vào các sự kiện của tương lai.

Với khối giáo dục, nhận thấy xu hướng chuyển dịch sang giáo dục tư nhân chất lượng cao, FPT sẽ triển khai mở rộng cả theo chiều dọc (bổ sung chương trình dạy cho các phân khúc học sinh khác nhau) và chiều ngang (mở rộng và xây dựng mới các cơ sở tại nhiều tỉnh, thành khác nhau).

Năm 2022, ngân sách đầu tư của FPT là 4.000 tỷ đồng, gồm 1.200 tỷ đồng cho khối công nghệ, 2.000 tỷ đồng cho khối viễn thông, 800 tỷ đồng cho khối giáo dục và khác.

Kết thúc phiên giao dịch 17/3, cổ phiếu FPT hiện giao dịch quanh vùng giá 92.000 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,1 triệu đơn vị.

2412-fpt
Diễn biến giá cổ phiếu FPT thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Tổng công ty Sông Đà (SJG) đăng ký bán gần 6 triệu cổ phiếu SP2 của Thủy điện Sử Pán 2

Hiện giá cổ phiếu SP2 đang giao dịch tại mức 10.100 đồng/cp. Tạm tính với mức thị giá này, Tổng công ty Sông Đà có ...

Góc nhìn chuyên gia: Nhà đầu tư F0 nên hạn chế lướt sóng, bắt đáy cổ phiếu khi thị trường chưa rõ xu hướng

Đánh giá về xu hướng hiện tại của VN-Index, ông Ngô Minh Đức, Giám đốc CTCP Đầu tư tài chính LCTV cho rằng thị trường ...

Chứng khoán phiên chiều 17/3: Họ FLC dậy sóng, VN-Index tiếp tục tăng điểm

Thị trường chứng khoán trong nước phiên chiều 17/3/2022 ghi nhận đà tăng của VN-Index tiếp tục được duy trì. Đáng chú ý, cổ phiếu ...

Khánh Vân

Tin cũ hơn
Xem thêm