Dự kiến ban hành quy định về chuyển đổi số ngân hàng vào quý I/2021

Cập nhật: 09:36 | 16/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Cơ quan quản lý sẽ ban hành quy định về chuyển đổi số của ngân hàng trong quý I/2021...

3425-nh20212
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Toạ đàm về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam 2020, ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (DXDay 2020) ngày 15/12.

Ông Lê Anh Dũng, Vụ phó Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong quý I/2021, cơ quan quản lý sẽ ban hành quy định về chuyển đổi số của ngân hàng, sau khi chiến lược chuyển đổi số quốc gia được ban hành. Về khung pháp lý cho chuyển đổi số trong thời gian qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã có quy định về eKYC trong Thông tư 16 cho các ngân hàng triển khai. Mặt khác, các nghị định như đại lý cho phép thanh toán mở rộng kênh tiếp cận, mobile money… cũng được ban hành, quy định rõ ràng hơn.

Theo đại diện Vụ Thanh toán, thời gian qua, các ngân hàng đang đi đúng hướng chuyển đổi số. Trước đây, ngân hàng khá chần chừ với việc chuyển đổi số thì gần đây đã có sự thay đổi đáng kể. “Tất nhiên, chuyển đổi số là câu chuyện 50:50, đầu tư cũng có tính rủi ro”, ông Dũng chia sẻ.

Chuyển đổi số diễn ra nhanh đặt ra những thách thức cho cơ quan quản lý. Do đó, ông Dũng cho biết Ngân hàng Nhà nước mong muốn chạy song song với sự thay đổi của ngành, buộc phải ra khỏi vùng an toàn, tiếp cận các ngân hàng và công ty fintech để cập nhật hành lang pháp lý: “Xu hướng chung là đặt ra cơ chế sandbox thử nghiệm, hy vọng xong trong giữa năm sau. Cơ chế sandbox được ban hành sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường”.

Đồng tình với đại diện Vụ Thanh toán, ông Nguyễn Đình Thắng, nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho rằng chuyển đổi số là đầu tư mạo hiểm và các đơn vị chuyển đổi số cũng có thể thất bại. Theo ông, có 7 rủi ro trong chuyển đổi số phải kể đến: chiến lược, công nghệ, pháp lý, năng lực, quy trình vận hành, thị trường và rủi ro về con người.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ, CTCP MISA - cũng nhấn mạnh việc mang yếu tố con người vào chuyển đổi số với chatbox được điều chỉnh theo trải nghiệm thực tế của khách hàng, dùng công nghệ AI dần hoàn thiện để hiểu được cảm xúc của người dùng.

2020 được xem là năm tích cực với các ngân hàng trong chuyển đổi số. Ngoài eKYC, nhiều ngân hàng cũng đẩy mạnh đầu tư các ứng dụng công nghệ mới như công nghệ contactless, ứng dụng sinh trắc học trong xác thực khách hàng, giao dịch từ xa, trợ lý ảo…

VCBS: Tăng trưởng tín dụng chủ yếu nhờ nhóm khách hàng doanh nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đóng góp khoảng 60% và trái phiếu doanh nghiệp đóng góp khoảng 25% vào ...

Lợi nhuận ngân hàng còn nhiều mảng tối...

Có 12 ngân hàng thương mại đang trải qua lợi nhuận tăng trưởng âm, có những mức giảm sâu hai chữ số, cá biệt đà ...

EIB (Eximbank) - Từ xung đột quản trị đến niềm tin của dòng tiền

Là 1 trong 9 cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm VN30, nhưng trái ngược với đà tăng hai con số của các cổ phiếu ...

PV