Cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất từ 25 - 29/1/2021: Cẩn trọng "bẫy" tại các mã RIC, FIT, TSC

Cập nhật: 09:44 | 31/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần giao dịch từ ngày 25 - 29/1/2021 chứng kiến sự lao dốc của thị trường chứng khoán cũng như các mã cổ phiếu giao dịch trên các sàn. Tuy nhiên, chứng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên dè chừng một số mã như RIC, FIT, TSC với các dấu hiệu tăng/giảm bất bình thường và thiếu bền vững.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm ngân hàng và công ty chứng

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 110,17 điểm (-9,44%), xuống 1.056,61 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 2,3% xuống 85.065 tỷ đồng, khối lượng giảm 5,2% xuống 3.848 triệu cổ phiếu.

Chỉ số HNX-Index giảm 25,91 điểm (-10,79%), xuống 214,21 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 9,9% xuống 11.461 tỷ đồng, khối lượng giảm 8,2% xuống 825 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại mua ròng trở lại trên toàn thị trường với khối lượng 310,7 triệu cổ phiếu, trị giá 10.363 tỷ đồng trong khi bán ra 264 triệu cổ phiếu, trị giá 9.015 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 46,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 1.348 tỷ đồng.

Trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với HPG (-10,3%), HSG (-11,9%), VIS (-7,58%), NKG (-6,34%), TLH (-7,1%), POM (-10,71%), DPM (-14,3%), DCM (-10,8%) ...

Tiếp theo là nhóm dầu khí với PLX (-9,8%), PVD (-16,9%), GAS (-11,89%), PVS (-16,6%), PVB (-21,6%), OIL (-18,6%), BSR (-19,3%) ...

Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng cũng chịu áp lực bán mạnh và giảm sâu với VCB (-9,7%), CTG (-18,9%), BID (-11,8%), VPB (-17,8%), MBB (-8,4%), HDB (-14,56%), ACB (-6,5%), EIB (-17,8%), STB (-15,29%), TPB (-9,93%), LPB (-11,85%), SHB (-16,1%) …

Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng điểm mạnh ngược dòng thị trường đáng kể nhất là RIC khi mã này ghi nhận tuần thứ 3 liên tiếp là mã tăng cao nhất HOSE - trung bình gần 40%/tuần. Tổng cộng mã này đã có chuỗi 15 phiên tăng kịch trần liên tiếp gần nhất. Tuy nhiên, thanh khoản của RIC trồi sụt thất thường, khi có phiên chỉ có hơn 1.000 đơn vị khớp lệnh, có phiên vọt lên hơn 120.000 đơn vị.

Ngoài ra là VGC, mặc dù trong tuần chịu áp lực bán mạnh tại hai phiên 26/1 và 28/1 nhưng nhờ 3 phiên còn lại đều tăng trần đã hỗ trợ mạnh cổ phiếu này.

Các cổ phiếu như NAV, SJS, TNT, TGG, SZC cũng là những điểm sáng giao dịch với thanh khoản tương đối cao trong phiên.

3254-31

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE từ ngày 25/1 - 29/1

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu FIT bị bán tháo với 6 phiên gần nhất đều giảm sàn và tắc thanh khoản khi luôn trong tình trạng dư bán sàn khối lượng lớn trong phiên.

Theo quan sát, cổ phiếu FIT đã có khoảng thời gian nhảy vọt, từ cuối tháng 11 năm ngoái từ mức chỉ loanh quanh 8.000 đồng đã lên mức đỉnh lịch sử trong phiên ngày 21/1 vừa qua tại 21.750 đồng. Nghi vấn thổi giá, cộng với giá trị cổ phiếu đã vượt quá xa 'thực tế' đã khiến cổ phiếu FIT lao dốc nhanh sau đó. Tại thời điểm đạt đỉnh ngày 21/1, thị giá cổ phiếu FIT cao hơn tới 78% giá trị sổ sách và tương đương mức định giá theo P/E lên tới 51 lần.

Cổ phiếu công ty con của FIT là TSC cũng chịu liên đới với 10 phiên gần nhất thì có tới 7 phiên đóng cửa giảm trong đó có 5 phiên giảm sàn.

Trong số các mã giảm khác, đáng kể là bluechip SBT, khi giá cổ phiếu đã không ngừng “rơi tự do” sau giai đoạn tăng liên tục từ cuối tháng 10/2020.

Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất đa số là các cổ phiếu vừa và nhỏ trong đó thanh khoản nổi bật có nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán VIG, WSS, PSI.

Trong khi đó, TDT sau khi đã được kéo lên mức đỉnh lịch sử kể từ khi chào sàn ở mức gần 26.000 đồng vào ngày 12/1 đã bị bán tháo ồ ạt và có tới 10 phiên giảm sàn sau đó.

3802-hnxx

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX từ ngày 25/1 - 29/1

Trên UpCOM, phần lớn giao dịch thưa thớt ở nhóm các mã tăng, giảm mạnh nhất, trừ VHG, SBS, CDO và PVV, nhưng cả bốn mã này đều giảm sâu.

Trong tuần, UpCoM chào đón tân binh CFM của CTCP Đầu tư CMF với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu vào phiên đầu tiên 25/1 đã có 3 phiên tăng trần với khối lượng thấp và 2 phiên đứng giá do không có giao dịch. Cổ phiếu tăng lên 18.500 đồng, tương đương +85%.

3551-cy-phiyu

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCOM từ ngày 22/1 - 29/1

Lợi nhuận FPT Retail giảm 95% trong năm 2020, cổ phiếu FRT ‘nằm sàn’ liên tục

Cả năm 2020, FPT Retail đạt 14.666 tỷ đồng doanh thu và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, 28 tỷ đồng lợi nhuận trước ...

Lợi nhuận An Phát Holdings giảm 50% vì mảng bất động sản khu công nghiệp

An Phát Holdings từng hạch toán khoản lãi lớn từ việc cho thuê đất và bán nhà xưởng trong năm 2019. Thiếu nguồn thu này ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 30/1/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như DHC, HAP, HAX, GMD… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Văn Thắng T/H