Có phải xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không?

Cập nhật: 15:00 | 27/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khi lựa chọn nhà thầu có cần phải xin phê duyệt kế hoạch để chọn lựa hay không?

co phai xin phe duyet ke hoach lua chon nha thau khong

Hướng dẫn các bước đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

co phai xin phe duyet ke hoach lua chon nha thau khong

Có được công khai giá gói thầu không?

co phai xin phe duyet ke hoach lua chon nha thau khong

Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

Câu hỏi:

Hiện tôi có 1 câu hỏi về đấu thầu muốn nhờ trung tâm tư vấn và giải đáp như sau: Trong chỉ định thầu thông thường hay chỉ định thầu rút gọn thì có cần bước gửi văn bản xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan nhà nước phê duyệt dự án đầu tư) xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xin phê duyệt đơn vị tham gia chỉ định thầu và xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không?

co phai xin phe duyet ke hoach lua chon nha thau khong
Ảnh minh họa

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Căn cứ vào Luật đấu thầu năm 2013.

2. Nội dung phân tích:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 thì:

Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Như vậy, việc chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e tại khoản 1 điều này thì kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt là 1 điều kiện bắt buộc. Do đó, đối với những gói thầu trên thì cần phải gửi văn bản xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên, đối với gói thầu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013 – Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; thì không áp dụng điều kiện phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Cụ thể, Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy trình chỉ định thầu thông thường thì

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm:

– các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;

– chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;

– tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;

– tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

1. Đối với gói thầu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu 2013, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm:

– Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

– Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.

– Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP

2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP:

– Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

Như vậy, căn cứ vào các quy định cụ thể trên thì việc gửi văn bản xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xin phê duyệt đơn vị tham gia chỉ định thầu và xin phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là bắt buộc trong một số gói thầu nhất định.

Minh Phương