Chủ tịch Dệt may TNG tự tin hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2022

Cập nhật: 09:30 | 17/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Tại “Talkshow chọn danh mục - kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) tiết lộ kết quả kinh doanh rất tốt và tự tin chắc chắn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Thời chia sẻ, hậu dịch bệnh Covid-19, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát tăng ảnh hưởng chung đến tất cả mọi lĩnh vực nói chung và dệt may nói riêng. Giá cả tăng khiến chi phí đầu vào tăng, giá đầu ra cũng tăng, song chỉ những doanh nghiệp lớn có tích lũy, năng xuất lao động tốt mới bù đắp được phần nào.

1248-tng
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (HNX: TNG)

Vị Chủ tịch cũng tiết lộ Dệt may TNG có kết quả kinh doanh rất tốt trong 5 tháng đầu năm. Doanh thu đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 42% và lợi nhuận tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận có cải thiện nhưng chưa nhiều, kỳ vọng thời gian tới cải thiện nhiều hơn.

Các đơn hàng của Dệt may TNG đã đủ cho đến tháng 8. Doanh thu 6 tháng ước hơn 3.200 tỷ đồng, tăng 35% và lợi nhuận tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước (PV - ước khoảng 125 tỷ đồng).

Năm nay, công ty đề ra kế hoạch doanh thu tăng trên 10% lên 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 21% lên 280 tỷ đồng. Dựa trên kết quả 6 tháng, ông Thời tự tin chắc chắn hoàn thành và vượt kế hoạch năm.

Xét chung toàn ngành, ông Thời cho biết, ngành dệt may dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm nay khoảng 43 tỷ USD, tăng 10% so với 2021. Với tình hình lạm phát như hiện nay, mục tiêu này khó đạt được dù vẫn tăng trưởng khoảng 5%.

Theo lãnh đạo TNG, tính đến tháng 6 và 7, tình hình đơn hàng của doanh nghiệp dệt may vẫn rất tốt nhưng qua giai đoạn tháng 8 đến 12 sẽ có sự phân hóa rõ ràng giữa doanh nghiệp lớn, uy tín và doanh nghiệp vừa nhỏ.

Việc Mỹ và EU tăng lãi suất, sức mua thị trường giảm, đơn hàng từ các thị trường này sẽ giảm theo nhưng không đồng đều giữa các doanh nghiệp. Vị Chủ tịch TNG lý giải, khi lượng đơn hàng giảm sẽ tập trung vào những doanh nghiệp lớn, uy tín. Bản thân TNG đang ký với khoảng 4-5 khách hàng lớn ở Mỹ, Pháp, Colombia, tình hình đơn hàng vẫn ổn định.

Với thị trường Nga, giá trị đơn hàng năm 2021 của Dệt may TNG khoảng 10 triệu USD, năm nay dự kiến 20 triệu USD. Chiến tranh Nga - Ukraine diễn ra, 4 container hàng chở đi đã bị trả về. Song đến tháng 3, tình hình giao hàng và thanh toán thông suốt trở lại. Tới hiện nay, ông Thời đánh giá thị trường Nga rất tốt, đối tác đặt vấn đề nâng giá trị đơn hàng lên 30 triệu USD và có thêm 1 khách hàng.

“Tôi dự đoán tình hình đơn hàng xuất khẩu đi Nga của Việt Nam nói chung và TNG nói riêng có thể tăng 150%”, ông Thời nói.

Quý I/2021, lợi nhuận chỉ đạt 22 tỷ đồng

Trong quý I/2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, TNG đã kịp hoàn thành được mục tiêu đặt ra trong quý đầu của năm 2022

Cụ thể, doanh thu tháng 3/2022 đạt 412,85 tỷ đồng, tăng 26,16% so với cùng kỳ, lũy kế 3 tháng đầu năm, doanh thu của doanh nghiệp đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 349 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 38 tỷ đồng, tăng 74%, tương ứng với 16 tỷ đồng. Quý I/2021, lợi nhuận doanh nghiệp chỉ đạt 22 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý I/2018.

Thu nhập bình quân của người lao động trong quý I/2022 đạt 9 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,3 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021...

Dệt may TNG cho biết, quý đầu năm nay, Công ty đã bổ sung may móc thiết bị tự động, kiểm soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động giúp cho nhân sự lao động và số lượng sản phẩm cải thiện.

Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng tăng, tình trạng khan hiếm container cải thiện và hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng giúp doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ.

Ngoài việc áp dụng triệt để phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị. Cùng với việc cải thiện vấn đề thu hồi công nợ khách hàng thanh toán tốt hơn nên chi phí lãi vay trong kỳ giảm 0,47% so với cùng kỳ, chi phí bán hàng giảm 0,71%, trong khi giữ ổn định được một loạt chi phí khác.

Năm 2021, các chỉ tiêu thực hiện của TNG đều tăng so với năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 27,7%. Doanh thu đạt 5.445 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020 và hoàn thành vượt 13% kế hoạch của cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 233 tỷ đồng, tăng 51,8% so với 2020.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/6 cổ phiếu TNG tăng 900 đồng lên mức 30.100 đồng với khối lượng giao dịch 3.235.947 đơn vị.

Dệt may TNG báo doanh thu đạt 666 tỷ đồng trong tháng 5/2022, vượt 2% so với kế hoạch

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vừa công bố doanh thu tiêu thụ tháng 5/2022 tương đối khả quan...

Dệt may TNG (TNG) chốt quyền trả cổ tức bằng cả cổ phiếu và tiền mặt

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TNG đang giao dịch quanh mức 27.500 đồng/cp, giảm 34,5% so với mức đỉnh 42.000 đồng/cp ngày 18/4. ...

Chủ tịch TNG đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu TNG nhằm giải ...

Đức Chiến

Tin cũ hơn
Xem thêm