Các khoản bồi thường doanh nghiệp và người lao động cần biết

Cập nhật: 09:26 | 03/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khi thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), doanh nghiệp có thể sẽ phát sinh các khoản bồi thường thiệt hại phải trả cho người lao động như sau:

cac khoan boi thuong doanh nghiep va nguoi lao dong can biet

Người làm việc part - time có tham gia bảo hiểm xã hội?

cac khoan boi thuong doanh nghiep va nguoi lao dong can biet

Những lưu ý khi người lao động tham gia Bảo hiểm y tế

cac khoan boi thuong doanh nghiep va nguoi lao dong can biet

Cách xử lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

cac khoan boi thuong doanh nghiep va nguoi lao dong can biet
Các khoản bồi thường doanh nghiệp phải trả cho người lao động (Ảnh minh họa)

1. Bồi thường thiệt hại do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Theo quy định tại Điều 37; 41 và 43 Bộ luật lao động 2012; Điều 49 Luật việc làm 2013, trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì NLĐ sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và phải bồi thường cho doanh nghiệp các khoản sau:

- Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;

- Bồi thường cho doanh nghiệp một khoản tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (đối với trường hợp có vi phạm về thời hạn báo trước);

- Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp (nếu có).

2. Bồi thường thiệt hại do người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty

NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tùy vào mức độ gây thiệt hại (gây thiệt không nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng, gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng) mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ không giống nhau.

Ngoài ra, hiện nay có nhiều doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề. Vậy thì trong quá trình đào tạo và làm việc tạo ra sản phẩm nếu người học nghề gây ra thiệt hại thì có phải bồi thường không?

3. Bồi thường chi phí đào tạo khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Như đã đề cập ở phần 1, khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.

Khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì việc có phải bồi thường hay không phụ thuộc vào cam kết mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo. Nếu trong hợp đồng đào tạo quy định trong mọi trường hợp chấm dứt HĐLĐ đều phải bồi thường chi phí đào tạo, thì NLĐ sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết mặc dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Khi có hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì doanh nghiệp có nghĩa vụ tiên quyết là bồi thường cho NLĐ khoản tiền bằng tiền lương trong những ngày họ không được làm việc, cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và tùy vào trường hợp cụ thể mà phải thực hiện thêm một số nghĩa vụ khác bên cạnh nghĩa vụ bồi thường nêu trên.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian gián đoạn do NLĐ không được làm việc.

Cuối cùng, nếu hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bao gồm vi phạm quy định về thời hạn báo trước; thì, phải bồi thường thêm cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.

5. Bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động

Theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi bị tai nạn lao động:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Xem chi tiết tại đây.

Đồng thời bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, công ty có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn lao động:

Bị tai nạn lao động không do lỗi của mình gây ra:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết;

Bị tai nạn lao động do lỗi của chính mình:

Công ty có trách nhiệm chi trả một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm khả năng lao động;

Ngoài khoản bồi thường nói trên, doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Thanh Hằng