Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ra 2 vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công

Cập nhật: 16:15 | 21/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phải chủ động tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời, phải tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; kịp thời điều chỉnh các đơn giá cho phù hợp với thực tiễn để bảo đảm công trình có chất lượng bền vững,…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải ngân ít nhất 95% vốn đầu tư công năm 2023

Sáng ngày 21/2, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu quan điểm: Cuộc họp hôm nay chúng ta giải quyết vấn đề khó khăn nhưng thực ra thì đang giải quyết "vấn đề thuận lợi". Bởi vì cái khó khăn nhất là không có tiền để làm, "đầu tiên là tiền đâu" mà bây giờ có tiền rồi mà không làm được".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, những vướng mắc hiện tại là do "chúng ta là tự mình gây ra thôi, tự mình đem đá buộc chân mình thôi", còn thực ra mà nói thì những cái này thuộc thẩm quyền và những vấn đề chúng ta giải quyết.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Vướng mắc hiện nay có 2 vấn đề. Thứ nhất là trong công tác chuẩn bị đầu tư và vấn đề thứ hai là trong việc thực hiện đầu tư.

Bộ trưởng lấy ví dụ trong chuẩn bị đầu tư, quy định hiện hành là: "Khi có tiền thì mới được lập dự án đầu tư, thế thì khi chúng ta bố trí được tiền mới lập dự án đầu tư thì 2 năm sau mới giải ngân được. Để gỡ nút thắt này, chúng tôi đã kiến nghị dùng chi thường xuyên có tính chất đầu tư để lập dự án đầu tư khi cần thiết. Và khi được bố trí vốn đầu tư, chúng ta triển khai công tác thực hiện đầu tư sẽ không có vướng mắc gì cả. Thế nhưng bây giờ chúng ta bố trí vốn xong mới lập dự án đầu tư thì vướng hết".

Do vậy, Bộ trưởng Tài chính cho rằng các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phải chủ động tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời, phải tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; kịp thời điều chỉnh các đơn giá cho phù hợp với thực tiễn để bảo đảm công trình có chất lượng bền vững,…

Về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho rằng: Theo quy định, cấp tỉnh phê duyệt đơn giá. Tỉnh phải phê duyệt đơn giá, sau đó về các huyện thành lập các Hội đồng đền bù và phê duyệt các phương án đền bù. Việc này Bộ trưởng cho rằng không có vấn đề gì khó khăn hết.

Về kiến nghị của các Đại học liên quan đến vay vốn WB, Bộ trưởng Tài chính cho biết, theo chương trình vay và cho vay lại thì phải có tài sản đảm bảo. Hiện nay chỉ có Đại học Quốc gia TPHCM là có tài sản đảm bảo, còn lại các trường đại học không có. Bộ Tài chính đưa ra giải pháp là đề nghị WB cho Đại học Quốc gia TPHCM đi trước.

Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động các doanh nghiệp thẩm định giá

Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình kiểm tra, nhận thấy, một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định của pháp ...

6 giải pháp của Bộ Tài chính để ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính chỉ đạo các Sở Giao dịch chứng khoán khẩn trương xây dựng và đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ...

Chấn chỉnh tình trạng "ép" khách hàng mua bảo hiểm qua ngân hàng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động trên thị trường ...

Hoàng Hà

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm