Bảo đảm dự thầu bằng séc như thế nào?

Cập nhật: 16:02 | 06/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Việc quy định nộp bảo lãnh dự thầu hình thức đặt cọc bằng séc là phù hợp với xu hướng thanh toán hiện nay (đặc biệt là đối với những gói thầu quy mô lớn, giá trị bảo đảm dự thầu cao), đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu.  

bao dam du thau bang sec nhu the nao Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế lựa chọn nhà thầu cho gói thầu 1,5 tỷ
bao dam du thau bang sec nhu the nao Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Mua sắm thiết bị y tế Cận lâm sàng và Chăm sóc trước sinh
bao dam du thau bang sec nhu the nao Biên bản mở thầu có giá trị như thế nào trong quá trình dự thầu?

Bảo đảm dự thầu

Theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.

Bảo đảm dự thầu là bắt buộc đối với: (i) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp; (ii) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

bao dam du thau bang sec nhu the nao
Bảo đảm dự thầu bằng séc như thế nào? (Ảnh minh họa)

Hình thức bảo đảo dự thầu

Đối với trường hợp chào hàng cạnh tranh: Tại Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT, ngày 27/10/2015, Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, quy định nhà thầu có thể thực hiện bảo đảm dự thầu bằn hình thức đặt cọc hoặc thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành.

Đối với Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT, hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu xây lắp, cung cấp hàng hóa thì có quy định hình thức bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc), không quy định nộp tiền mặt.

Hiểu thế nào về bảo đảm dự thầu bằng séc?

Việc quy định nộp bảo lãnh dự thầu bằng hình thức đặt cọc bằng séc là phù hợp với xu hướng thanh toán hiện nay (đặc biệt là đối với những gói thầu quy mô lớn, giá trị bảo đảm dự thầu cao), đồng thời tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức đặt cọc bằng séc, hầu hết các nhà thầu rất lúng túng trong việc “ghi” séc, do các quy định về tổ chức lựa chọn hiện nay không quy định rõ vấn đề này; ngoài ra, khi các nhà thầu bị mất bảo đảm dự thầu, chủ đầu tư rất khó thu bảo đảm dự thầu, do trong tài khoản của nhà thầu không đủ số tiền viết trên séc.

Mặc dù pháp luật về tổ chức về lựa chọn nhà thầu không quy định rõ, nhưng khi lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu (đối với chủ đầu tư) và khi thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng séc (đối với nhà thầu) cần phải tìm hiểu rõ các quy định có liên quan, để chủ đầu tư đảm bảo được quyền lợi, nhà thầu không bị loại do hình thức bảo đảm dự thầu không phù hợp.

Theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 và Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN thì để đảm bảo khả năng thanh toán séc được áp dụng là “Séc bảo chi”, đây là séc bảo đảm tổ chức cung ứng séc đảm bảo khả năng chi trả séc (có thể hiểu đây cũng là hình thức tương tự như thư bảo đảm).

Như vậy, séc được gọi là phù hợp với quy định của Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu là séc bảo chi.

Văn Khương