Việt Nam sử dụng “siêu ứng dụng” cao thứ hai trong khu vực châu Á Thái Bình Dương

Cập nhật: 16:06 | 28/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dữ liệu từ GlobalWebIndex cho thấy, Việt Nam là nước sử dụng ứng dụng tương tác mạnh cao thứ hai trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Ấn Độ.  

viet nam su dung sieu ung dung cao thu hai trong khu vuc chau a thai binh duong Halodoc - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe hàng đầu ở xứ Vạn Đảo
viet nam su dung sieu ung dung cao thu hai trong khu vuc chau a thai binh duong Singapore là quốc gia thứ ba FastGo sẽ hoạt động
viet nam su dung sieu ung dung cao thu hai trong khu vuc chau a thai binh duong Ứng dụng hẹn hò theo kiểu “đổi tình lấy tiền” đang đổ bộ vào Châu Á

Việt Nam là nước sử dụng ứng dụng tương tác mạnh cao thứ hai trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Ấn Độ. Một nghiên cứu cho biết, 70% người kết nối Internet Việt Nam sử dụng nhiều hơn một ứng dụng tương tác cao, theo dữ liệu từ GlobalWebIndex.

Phát biểu tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2019 ngày 26/3, bà Tenzin Dolma Norbhu, Giám đốc Chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của mạng xã hội Facebook - đã chia sẻ về sự phát triển của ứng dụng tương tác mạnh (RIA – Rich Internet Application), hay còn gọi là siêu ứng dụng.

Khái niệm ứng dụng tương tác mạnh đề cập đến những ứng dụng được sử dụng hằng ngày như Zalo, WhatsApp, Viber hay WeChat…

Điểm nổi bật của những ứng dụng này là có sự tương tác cao, khác với các dịch vụ truyền thống vốn bị hạn chế bởi cách thức tương tác. Hơn nữa, dịch vụ của ứng dụng tương tác mạnh hoạt động trên điện thoại di động, nên có thể dễ dàng phát triển ở các nước chưa phát triển mạnh cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

viet nam su dung sieu ung dung cao thu hai trong khu vuc chau a thai binh duong

Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 26/3 (bà Tenzin Dolma Norbhu là người phụ nữ đầu tiên từ trái sang)

Mặc dù phần lớn doanh thu của lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam đến từ sản xuất phần cứng, nhưng nền kinh tế ứng dụng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt tại các nền thành phố lớn. Theo báo cáo của Facebook kết hợp cùng một công ty nghiên cứu, tính đến tháng 12/2017, nền kinh tế ứng dụng đóng góp 42.500 việc làm tại Việt Nam, nữ giám đốc Facebook nhận định.

Bà Tenzin còn cho rằng, sau khi Internet băng thông rộng phát triển ở Việt Nam, các ứng dụng tương tác mạnh càng ngày càng phổ biến và tác động mạnh mẽ nền kinh tế.

“Siêu ứng dụng” tạo ra 6,4 tỉ USD thặng dư tiêu dùng tại Việt Nam

Với tổng thời gian người Việt Nam sử dụng ứng dụng tương tác chiếm tới 242 phút/tuần, nghiên cứu của Facebook dự báo, trong năm 2018, các RIA tạo nên khoảng 6,4 tỉ USD thặng dư tiêu dùng tại Việt Nam.

Như vậy, tính bình quân, một ứng dụng tương tác mạnh thường bao gồm 9 chức năng khác nhau. Bà Tenzin chia sẻ, một trong những RIA tiêu biểu, tiên tiến nhất ở khu vực có thể nói đến là WeChat hay Zalo, với khoảng 15 chức năng khác nhau.

Bà nhấn mạnh, "Nếu như trước đây các ứng dụng kết nối chỉ có tin nhắn, hình ảnh, âm thanh, thì hiện nay các RIA mang đến trải nghiệm đầy đủ trên Internet, tạo nên sự đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam”.

Nữ giám đốc Facebook nhắc đến 4 RIA phổ biến nhất của người Việt là Zalo, BeeTalk, Mocha. Bà cho biết Zalo khá phổ biến ở Myanmar, Malaysia - nơi những người tài xế sử dụng để nắm bắt tình hình giao thông. Bên cạnh đó, cũng có một số trang web sử dụng tính năng giống như RIA như Vietnamworks, Go Go Phươt, Haravan…

Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 50% dân số thành thị tại Việt Nam mua hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Theo bà Tenzin Dolma Norbhu, Zalo kết hợp với Facebook và Viber đang đóng vai trò quan trọng đối với thương mại trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nhân Mã

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm