Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Cập nhật: 18:29 | 11/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tôi có người em khi gặp khó khăn đã mượn đỡ trong gia đình anh chị em mỗi người một ít và hứa khi nào bán nhà sẽ trả hết. Khi bán được nhà rồi thì em ấy trả mỗi người 1/4 số tiền đã mượn và tuyên bố không trả nữa, sau đó ôm tiền bỏ trốn. Nợ còn lại khoảng 300 triệu, tiền bán nhà còn lại 1,7 tỷ, nhà cho 2 con đứng tên (do cha mẹ ly hôn để lại cho 2 con). Hiện tại tiền do 2 đứa con giữ. Vậy có kiện 3 người về lừa đảo tội cướp đoạt tài sản được không? Tôi và gia đình có thể lấy lại số tiền đó không? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin chân thành cảm ơn!  

toi lua dao chiem doat tai san bi xu ly nhu the nao Sẽ sớm có hành lang pháp lý cho vay ngang hàng
toi lua dao chiem doat tai san bi xu ly nhu the nao Cảnh báo phương thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội
toi lua dao chiem doat tai san bi xu ly nhu the nao Nguyên Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Tràng An lĩnh án 18 năm tù về tội lừa đảo

Trả lời:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Căn cứ theo quy định trên khi có căn cứ để cho rằng người khác có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở nên hoặc dưới 2 triệu đồng mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản

Như vậy, nếu bạn có đủ căn cứ về hành vi và bằng chứng người đó là lừa đảo thì bạn và những người có liên quan thì có thể đến cơ quan có thẩm quyền để tố giác tội phạm theo điều 101 bộ luật Tố tụng hình sự 2003

"Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố."

Hùng Dũng

Tin liên quan