Quá hạn trả nợ mà không trả có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Cập nhật: 02:05 | 31/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi và một người bạn góp vốn làm ăn, số tiền góp là 250 triệu; nhưng hiện tại người bạn đó bị bể nợ và đã trốn không liên lạc được. Nhưng người đó có viết cho tôi giấy cam kết trả nợ, nay đã quá thời hạn mà vẫn chưa trả nợ cho tôi. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp này có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Tôi muốn tố cáo người bạn này thì phải tố cáo ở đâu và thủ tục như thế nào?   

qua han tra no ma khong tra co phai hanh vi lua dao chiem doat tai san khong Khởi tố con trai ông Trần Bắc Hà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
qua han tra no ma khong tra co phai hanh vi lua dao chiem doat tai san khong Cựu Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh rút tiền Nhà nước mua 2 căn nhà riêng
qua han tra no ma khong tra co phai hanh vi lua dao chiem doat tai san khong Khởi kiện người có dấu hiệu lừa đảo và chiếm đoạt tài sản

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Bộ luật hình sự năm 2015

qua han tra no ma khong tra co phai hanh vi lua dao chiem doat tai san khong
Hình minh họa.

2. Luật sư tư vấn :

Theo thông tin bạn cung cấp, giữa hai bạn có thỏa thuận góp vốn làm ăn, sau khi việc góp vốn này không hiệu quả hai bạn có thêm một thỏa thuận chuyển hợp đồng góp vốn này thành hợp đồng vay, theo đó người bạn này vay bạn 250 triệu đồng và hẹn ngày trả cụ thể, nay đã quá hạn mà người bạn này không trả, cắt đứt liên lạc với bạ và bỏ trốn khỏi nơi cư trú, bạn cần xác định việc người này nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản tại thời điểm trước khi giao kết hợp đồng vay với bạn hay sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản này.

TH1: Nếu người bạn này có ý định chiếm đoạt tài sản của bạn trước khi ký kết hợp đồng vay, việc làm hợp đồng với bạn nhằm mục đích làm cho bạn tin tưởng giao tài sản cho họ thì người này có dấu hiệu vi phạm khoản 3 điều 139 Bộ luật hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản :

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

TH2: Nếu người bạn của bạn sau khi ký kết hợp đồng vay, vì lý do cá nhân nên mới chiếm đoạt số tiền này thì bạn của bạn có thể đã vi phạm qy định tại điều 140 Bộ luật hình sự :

"Điều 140: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây: chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó"...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

Về thủ tục tố cáo người này , theo quy định tại khoản 4 điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: bạn cần xác định rõ hành vi phạm tội của người này xảy ra ở đâu thì bạn sẽ có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra cấp quận/huyện nơi đó, nếu không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm hoặc tội phạm xảy ra ở nhiều nơi thì thẩm quyền thuộc về nơi mà bị can cư trú hoặc bị bắt.

Hùng Dũng

Tin liên quan