Chơi tú lơ khơ ăn tiền tại đám cưới thì bị xử phạt thế nào?

Cập nhật: 15:44 | 02/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Vừa qua, anh trai tôi đi ăn cưới tại nhà bạn thân, vì ham vui nên tham gia chơi tú lơ khơ cùng các bạn và có chơi tiền. Tuy nhiên số tiền không nhiều, mỗi người chỉ mấy trăm nghìn. Sau khi chơi được một lúc thì công an phường vào kiểm tra và mời lên phường giải quyết. Tôi muốn hỏi trường hợp của anh trai tôi sẽ bị xử lý như thế nào?  

choi tu lo kho an tien tai dam cuoi thi bi xu phat the nao Thêm một doanh nghiệp bị phạt 60 triệu đồng do vi phạm CBTT
choi tu lo kho an tien tai dam cuoi thi bi xu phat the nao Thu hồi Slot bay với các hãng hàng không chậm, hủy chuyến nhiều
choi tu lo kho an tien tai dam cuoi thi bi xu phat the nao Dùng 18 tài khoản thao túng giá cổ phiếu AMV, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật hình sự năm 2015

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng tránh tệ nạn xã hội; phòng cháy chưa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

2. Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì anh trai bạn có tham gia chơi tú lơ khơ cùng các bạn (có ăn tiền), tuy nhiên vì bạn chưa nêu rõ số tiền trên chiếu bạc tại thời điểm công an kiểm tra là bao nhiêu tiền, cho nên chúng tôi chưa thể xác định chính xác mức độ xử phạt đối với anh bạn là như thế nào.

+ Nếu số tiền trên chiếu bạc của anh bạn dưới 5 triệu đồng ( anh bạn chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc ) thì trường hợp này anh bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 200 000 đồng đến 500 000 đồng theo điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

Trong trường hợp nếu số tiền trên chiếu bạc của anh bạn từ 5 triệu đồng trở lên hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng anh bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc kết án về tội đánh bạc mà chưa được xóa tiền án, tiền sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 321 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, tùy theo số tiền trên chiếu bạc của anh bạn là bao nhiêu để có thể kết luận xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hùng Dũng