VN30 nâng đỡ, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sắc xanh

Cập nhật: 11:57 | 10/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì xu hướng đi ngang với thanh khoản thấp trong phiên giao dịch sáng nay.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 10/4/2024, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện tín hiệu khởi sắc với 231 mã tăng, 200 mã giảm, qua đó lui về vùng 1.253 điểm. Thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 6,9 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, VHM, TCB, VPB là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng chú ý, VHM là mã tích cực nhất nhóm với biến động trên 2% trong phiên giao dịch sáng nay. Ngược chiều, GVR giảm 1% qua đó là mã tiêu cực nhất nhóm.

VN30 nâng đỡ, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sắc xanh
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ có phần lấn át trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc xanh với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 1%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục giữ giá với thanh khoản cao.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có phần suy yếu, dẫn tới sắc đỏ bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc xanh là màu chủ đạo. BSI và FTS là 2 cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm. Ngược chiều, AGR giảm 1%, qua đó là mã tiêu cực nhất ngành.

Trong diễn biến khác, dòng tiền có tính hiệu khởi sắc đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, ngoài VPB, các cổ phiếu như ACB, VIB, MBB cũng ghi nhận tín hiệu khởi sắc khi liên tục giữ giá trong phiên sáng nay.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC bắt đầu hồi phục với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 10/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%. QCG tiếp tục tỏa sáng khi đóng cửa tại mức giá trần cùng thanh khoản lớn.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 10/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 240 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 30 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 607 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, VCS tiếp tục cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần 1% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, DDG lộ sàn với thnah khoản lớn, qua đó là mã kém sắc nhất ngành.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 20 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 309 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.600 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 2,9 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 256 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.100 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng nay, chứng khoán Việt Nam tiếp tục thể hiện trạng thái giằng co. Có thể thẩy rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có cùng xu hướng với thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ gần như đi ngang khi nhà đầu tư gần như không tìm thấy động lực cho giá cổ phiếu trong lúc chờ một báo cáo lạm phát quan trọng. Giá dầu thô giảm hơn 1% do hoạt động chốt lời sau đợt tăng mạnh gần đây, và giá tiền ảo bitcoin cũng không giữ được mốc chủ chốt 70.000 USD do lực bán mạnh của các nhà đầu cơ giá lên.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 9,13 điểm, tương đương giảm 0,02%, còn 38.883,67 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,14%, chốt ở 5.209,91 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,32%, đạt 16.306,64 điểm.

Trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các nhà kinh tế học dự báo CPI tháng 3 của Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước. Một bản báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo sẽ dẫn tới việc cắt giảm hơn nữa các kỳ vọng liên quan tới việc Fed giảm lãi suất trong năm nay.

Ở thời điểm ngày thứ Ba, thị trường lãi suất tương lai phản ánh khả năng khoảng 58% Fed cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 6. Khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này là 42% - theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn CME.

“Thị trường đang dò dẫm trong khoảng một tuần trở lại đây, mang theo mối lo về Fed và cam kết hạ lãi suất của Fed. Một báo cáo CPI cho thấy lạm phát cao hơn dự báo, cả ở số liệu lạm phát toàn phần và lạm phát lõi, có thể trở thành chất xúc tác cho một đợt điều chỉnh”, chiến lược gia Sam Stovall của công ty CFRA Research nhận định với hãng tin CNBC.

Khối ngoại đảo tay "gom ròng" trên HOSE, tập trung chủ yếu tại MWG

Kết phiên 09/04, khối ngoại trở lại mua ròng trên thị trường, nổi bật nhất là cổ phiếu MWG khi được "gom ròng" gần 300 ...

Thép Pomina suýt phải giải trình

Trước khi bước vào phiên giao dịch hôm nay 9/4, cổ phiếu POM của Thép Pomina đã có 4 phiên liên tục giảm sàn...

Nhận định chứng khoán phiên 10/4: Bước vào nhịp tăng ngắn hạn

Theo VCBS, mặt tích cực của VN-Index là việc xuất hiện tín hiệu nến đảo chiều Tweezer sau khi chạm mốc 0,786 của thang đo ...

Thành An