Vinafreight (VNF) lên kế hoạch doanh thu và lãi trước thuế năm 2022 đồng loạt “lao dốc”

Cập nhật: 09:37 | 07/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Mới đây, theo Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, CTCP Vinafreight (HNX: VNF) lên kế hoạch doanh thu và lãi trước thuế năm 2022 đồng loạt giảm mạnh so với năm trước do hãng Etihad Airways không còn duy trì hợp đồng.

2026-vnf-sum
CTCP Vinafreight (HNX: VNF). Ảnh: Internet

Kế hoạch lợi nhuận 2022 thấp nhất trong một thập kỷ trở lại đây

Trong năm 2021, tuy dịch bệnh bùng phát nhưng do giá cước hàng không tăng cao và sản lượng của hãng hàng không Etihad Airway (do Vector làm GSA (Tổng đại lý khai thác hàng hóa)) lớn dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng đột biến. Tuy nhiên, trong năm 2022, hãng Etihad Airways không còn duy trì hợp đồng với Vector.

VNF đang là Công mẹ của Công ty TNHH Dịch vụ Hàng không Véc Tơ Quốc tế (Vector Aviation) với tỷ lệ sở hữu 90% vốn.

Còn Etihad Airway là hãng hàng không quốc gia của Abu Dhabi, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thành lập năm 2003.

Với những tác động đó, doanh nghiệp logistics này lên kế hoạch doanh thu đạt 1,850 tỷ đồng (giảm 62%), lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết và lãi trước thuế 10 tỷ đồng (giảm 92% so với năm trước).

Đây cũng là kế hoạch lợi nhuận trước thuế thấp nhất trong một thập niên trở lại đây của VNF.

Muốn thâu tóm Cảng Mipec

HĐQT VNF cũng dự kiến trình cổ đông thông qua giao dịch mua cổ phiếu của CTCP Cảng Mipec để nâng tỷ lệ sở hữu trên 51% mà không phải chào mua công khai.

Hiện nay, VNF đang đầu tư vào CTCP Cảng Mipec với tỷ lệ sở hữu là 20%. Tại Đại hội tới đây, HĐQT sẽ trình cổ đông xem xét và thông qua việc cho phép nhóm cổ đông bao gồm VNF và người có liên quan nhận chuyển nhượng cổ phiếu của Công ty Cảng Mipec dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu trên 51% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTCP Cảng Mipec mà không phải chào mua công khai.

Dự kiến phát hành hơn 5 triệu cp trả cổ tức

Ngoài ra, VNF dự kiến phát hành hơn 5 triệu cp để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 20%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 5:1 (cổ đông sở hữu 1 cp được nhận thêm 1 cp mới). Nguồn vốn phát hành trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021.

Trên thị trường, cổ phiếu VNF chốt phiên 06/04 tại mốc 28,800 đồng/cp, giảm 14% so với đỉnh phiên 30/03, thanh khoản bình quân hơn 26,000 cp/phiên.

Thời gian thực hiện sau khi ĐHĐCĐ biểu quyết và UBCKNN chấp thuận, dự kiến trong năm 2022.

Lãi lớn năm 2021, Thuỷ điện A Vương (AVC) vẫn "rén" khi lên kế hoạch kinh doanh 2022

Dù lãi lớn năm 2021 nhưng năm 2022 Thủy điện A Vương (AVC) vẫn dè dặt đặt mục tiêu kinh doanh thấp với tổng doanh ...

Saigonbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng hơn 23% so với kết quả năm 2021

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ...

Kintetsu World VN tăng vốn lên 5,1 triệu USD khiến VNF giảm sở hữu còn 5%.

TBCKVN - Tuy nhiên, VNF vẫn ghi thu được khoản lợi nhuận phát sinh sau đầu tư tăng lên mức 32,6 tỷ đồng.

Thùy Dung