Việt Nam nhập siêu 2,8 tỷ USD mặt hàng sắt thép trong 8 tháng

Cập nhật: 08:34 | 17/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2,8 tỷ USD các mặt hàng sắt thép. Như vậy, Việt Nam nhập siêu 2,8 tỷ USD các mặt hàng sắt thép.

Giá thép hôm nay 15/9/2022: Bật tăng trở lại

Giá thép xây dựng tiếp tục tăng đến 880.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay 16/9/2022: Thép thế giới tụt dốc "thê thảm"

Cụ thể, trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 514 nghìn tấn với trị giá 458 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 29% về trị giá so với tháng trước. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận xuất khẩu sắt thép đi xuống.

Tính chung 8 tháng, lượng xuất khẩu sắt thép đạt hơn 5,9 triệu tấn, tương đương 6 tỷ USD, giảm 30% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, trong tháng 8, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 785 nghìn tấn, tương đương 849 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 18% về giá trị so với tháng trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu nhóm hàng này đạt 8,2 triệu tấn với trị giá 8,8 tỷ USD, giảm 8% về lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu nhiều do nhu cầu sắt thép thế giới tăng cao khi các quốc gia tăng tiêu thụ sắt thép cho hồi phục cơ bản, theo VTV.

Còn năm nay, nhiều nền kinh tế lớn đều đang thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát leo thang, nhu cầu hàng hóa nói chung và sắt thép nói riêng cũng giảm. Nhu cầu trên thế giới hạ nhiệt đã khiến xuất khẩu thép của Việt Nam giảm. Trong khi đó, nguồn cung thép tại Việt Nam vẫn dồi dào, lượng hàng tồn kho còn nhiều.

MXV nhận định rằng các doanh nghiệp thép Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội trong các tháng cuối năm do các nhà máy thép tại châu Âu đã phải đóng cửa do chi phí năng lượng tăng cao.

Ngoài ra, triển vọng tiêu thụ nội địa cũng hứa hẹn khởi sắc hơn khi hàng loạt các dự án đầu tư sẽ gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Canada áp thuế chống bán phá giá ống thép dẫn dầu Việt Nam lên đến 37,4%

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 6/9, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra rà soát thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Ấn Độ, Đài Loan - Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Mục đích của vụ việc điều tra rà soát này là xác định lại giá trị thông thường và giá xuất khẩu, từ đó xem xét xác định lại biên độ phá giá cho giai đoạn từ 1/1/2021 đến 31/12/2021.

Theo kết luận cuối cùng, ngoại trừ một số công ty Đài Loan-Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cung cấp thêm thông tin trong quá trình rà soát và được hưởng mức thuế riêng rẽ, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu còn lại, trong đó có Việt Nam là 37,4%.

Mức thuế này sẽ được áp dụng từ ngày 6/9/2022. Thời hạn để các bên đưa ra bình luận với kết luận cuối cùng của CBSA là ngày 19/9/2022.

CBSA đã áp thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam và một số nước từ tháng 3/2015, với mức thuế chung áp dụng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là 37,4%.

Theo thông tin từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu ống thép dẫn dầu của Việt Nam sang Canada đạt khoảng 13 triệu USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị áp thuế (theo mã HS) chỉ khoảng 40.000 USD

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến của vụ việc. Các doanh nghiệp mới thành lập muốn xuất khẩu mặt hàng này sang Canada có thể liên hệ với CBSA để xin cơ chế rà soát nhà xuất khẩu mới.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm