Việt Nam - cường quốc xuất khẩu dệt may của thế giới 6 tháng đầu năm

Cập nhật: 14:51 | 18/08/2020 Theo dõi KTCK trên

6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ

Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh, từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh là 27 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn này đạt 30 tỷ đô la Mỹ. Như vậy, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 kéo kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2, sau Trung Quốc.

Số liệu của Cục Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh cung cấp cho thấy, Bangladesh đã thu về 11,92 tỷ USD nhờ xuất khẩu các sản phẩm may mặc sẵn trong 6 tháng đầu năm, trong khi con số xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng là 13,18 tỷ USD. 7 tháng, dù bị sụt giảm 12,1%, nhưng dệt may Việt Nam mang về 16,2 tỷ USD.

Theo Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách Bangladesh: "Có nhiều lý do khiến Việt Nam vượt Bangladesh về xuất khẩu hàng may mặc. Điển hình là Việt Nam đã tích cực đa dạng hoá các sản phẩm trong ngành dệt may".

Trong mười năm qua, hàng may mặc xuất khẩu của Bangladesh và Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh tương đương.

Tuy nhiên, Bangladesh chủ yếu xuất khẩu quần áo giá rẻ. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quần áo giá ở mức cao hơn. Xuất khẩu hàng dệt may của Bangladesh đã giảm 18,12% do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong khi doanh thu xuất khẩu từ hàng dệt may của Việt Nam cũng giảm 3,09% trong cùng giai đoạn.

6 tháng qua, do Việt Nam không bị ngừng sản xuất như Trung Quốc hay Bangladesh vì cách ly xã hội, nhờ đó thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ và EU đã tăng lên.

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, xét về mức độ suy giảm chung của ngành dệt may trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi ghi nhận giảm 12 - 14%, trong khi Bangladesh và Ấn Độ đều giảm 23% trong 6 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng không thể lạc quan bởi tình hình dịch bệnh vẫn đang tác động xấu đến thương mại dệt may toàn cầu. 6 tháng đầu năm chưa phải là thời điểm khó khăn nhất, do kinh tế vẫn còn được thông thương và số ca nhiễm bệnh chưa tăng cao như hiện nay.

So với thời điểm hiện tại khi mà thế giới đang bước vào thời kỳ không thể kiểm soát được dịch bệnh, việc làm chưa tạo lập lại, tiền trong các quốc gia đều đang ở trạng thái cạn kiệt và nhu cầu tiêu dùng giảm, quý III và quý IV của năm 2020 mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may Việt Nam.

Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi 6 triệu USD sau 7 tháng

CTP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 7/2020 và lũy kế ...

Vinatex: Còn thách thức cho ngành dệt may xuất khẩu cuối năm

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn bởi sự thiếu hụt đơn ...

Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA

Từ hôm nay (1/8), Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng ...

Hữu Dũng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm