Vàng Lào Cai có nguy cơ dừng hoạt động vì giấy phép hết hạn và lỗ liên tiếp?

Cập nhật: 14:12 | 10/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán có ý kiến ghi nhận, tại thời điểm 31/12/2020 nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 19 tỷ đồng. Lỗ lũy kế hơn 74 tỷ đồng tương ứng hơn 70,5% vốn góp của chủ sở hữu.

Hóa chất Đức Giang đổ chất thải bừa bãi, bị UBND tỉnh Lào Cai phạt 120 triệu đồng

Lào Cai: Thông báo đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Lào Cai

Tin tức đầu tư dự án ngày 20/1: Hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án hơn 570 tỷ đồng ở Lào Cai

Lỗ luỹ kế 74 tỷ đồng

Thông tin Kinh tế Chứng khoán Việt Nam có được, mới đây, Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai (UPCoM: GLC) đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước xin gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 muộn nhất đến ngày 20/7/2020 vì lí do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Đáng nói, mặc dù sắp hết quý II năm 2021 nhưng GLC vẫn chưa thể công bố Báo cáo thường niên năm 2020. Trong khi đó, báo cáo tài chính đã kiểm toán của GLC cho biết, năm qua doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, tuy nhiên do vẫn chịu chi phí hoạt động nên ghi lỗ gần 15,5 tỷ đồng, nâng tổng lỗ sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2020 lên hơn 74 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán có ý kiến ghi nhận, tại thời điểm 31/12/2020 nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn hơn 19 tỷ đồng. Lỗ lũy kế hơn 74 tỷ đồng tương ứng hơn 70,5% vốn góp của chủ sở hữu.

Những sự kiện này cùng với các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

5909-mo-vang-2
GLC đang đứng trước nguy cơ

Như vậy, trái ngược với đà tăng phi mã của thị trường vàng thế giới năm 2020 khi xác lập kỷ lục vào tháng 8 với mức 2.063 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tăng đột biến, có thời điểm chạm mức 62 triệu đồng/lượng, đẩy doanh thu các doanh nghiệp kinh doanh vàng tăng trưởng đột biến, thì doanh nghiệp hoạt động trong nghề khai thác vàng duy nhất có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán lại có kết quả kinh doanh đáng quan ngại….

Kể từ khi thành lập đến nay, chức năng nhiệm vụ chủ yếu của GLC là thực hiện Dự án đầu tư khai thác và Tuyển quặng vàng gốc mỏ vàng Minh Lương, xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Sản phẩm của dự án là tinh quặng vàng hàm lượng (quy đổi) 82 gam Au/tấn, sản lượng thiết kế tối đa 7.450 tấn /năm, tương đương với sản lượng khai thác khoảng 100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sản lượng tinh quặng vàng đổi ra vàng kim loại là 500 kg vàng kim loại/năm.

Ra hạn giấy phép mỏ vàng Minh Lương vẫn “rối như canh hẹ”

Như đã thông tin ở trên, mỏ vàng của GLC được thực hiện tại mỏ vàng Minh Lương, xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Giấy phép khai thác khoáng sản của công ty có thời hạn từ 19/12/2016 đến 26/4/2019.

5958-mo-vang-1
Lối vào một mỏ khai thác

Sau khi Giấy phép hết hiệu lực GLC đã tiếp tục xin gia hạn giấy phép, nhưng vì cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà việc gia hạn giấy phép vẫn chưa hoàn thành. Đây, cũng chính là nguyên nhân khiến GLC không ghi nhận doanh thu trong năm 2020.

Được biết, vào tháng 10/2020, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra tại Lào Cai, cụ thể là nội dung liên quan việc gia hạn, hoặc không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản của dự án khai thác, tuyển và luyện quặng vàng gốc mỏ vàng Minh Lương của Công ty Cổ phần Vàng Lào Cai.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng như Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai cũng rất rốt ráo nhưng vẫn chưa có kết quả khiến cho Vàng Lào Cai như rơi vào “ma trận” khi làm cũng chẳng được mà quản lý, bảo vệ cũng không xong. Bằng chứng là xuất hiện tình trạng khai thác vàng trái phép, khiến cho Uỷ ban huyện Văn Bàn như ngồi trên đống lửa.....

Theo Bản cáo bạch của doanh nghiệp cho biết, CTCP Vàng Lào Cai được thành lập ngày 18/9/2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng, trên cơ sở 5 cổ đông tham gia góp vốn gồm Tổng Công ty Khoáng sản Vinacomin (33%), Công ty TNHH Nhà nước MTV khoáng sản 3 (nay là CTCP Khoáng sản 3 Vimico – 27%), CTCP Khoáng sản Lào Cai (15%), Công ty TNHH Thái Nguyên (15%) và Công ty Đông Bắc (10%).

Đến năm 2016, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ lên mức 105 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông có sự thay đổi, trong đó Tổng công ty Khoáng sản TKV-CTCP nắm giữ 46,14%; CTCP Khoáng sản 3 – Vimico nắm giữ 21,71%, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Bitexco nắm 6,43%, Công ty TNHH MTV 86 nắm 4,29%, Công ty Xây dựng và XNK Hoàng Liên Sơn nắm 9,52%. Ngoài ra còn có 2 cá nhân là bà Phạm Thanh Hoa và ông Trần Văn Xuất.

Nguyễn Bắc